Gần 500 tỷ cho nhu cầu vay tiêu thụ, chế biến vải thiều Bắc Giang
Cụ thể, huyện Lục Ngạn được phân bổ 265,8 tỷ đồng; Lục Nam 61,5 tỷ đồng; Yên Thế 51,5 tỷ đồng; Lạng Giang và Tân Yên, mỗi huyện 42 tỷ đồng và Sơn Động 23,5 tỷ đồng.
Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cung cấp 100 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 80 tỷ đồng; NHTMCP Ngoại Thương 70 tỷ đồng; NHTMCP Kỹ Thương và NHTMCP Hàng Hải, mỗi đơn vị 50 tỷ đồng; NHTMCP Công Thương và NHTMCP Quân Đội, mỗi đơn vị 35 tỷ đồng; NHTMCP Liên Việt 31 tỷ đồng; NHTMCP Đại Dương 15 tỷ đồng; NHTMCP Á Châu 12 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Đông Á 6 tỷ đồng; NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2,3 tỷ đồng.
Để đảm bảo được nguồn vốn phục vụ nhu cầu chế biến và tiêu thụ vải thiều năm 2016, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh có kế hoạch cân đối, ưu tiên nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thương nhân và người dân tiếp cận vốn vay.
Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh bố trí hợp lý cán bộ, mạng lưới giao dịch, ưu tiên về lãi suất, đảm bảo các thủ tục giải ngân, thanh toán thông thoáng, rút ngắn thời gian cho các khách hàng vay vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho tiêu thụ và chế biến vải thiều trong năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 9/1/2024: Chạm đỉnh trong gần bốn tuần
Xuất khẩu Việt Nam 2025: 2 kịch bản ứng phó trước chính sách mới từ Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 9/1/2025: USD tăng mạnh do lợi suất trái phiếu Mỹ đi lên
Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt hơn 2 tỷ USD
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
Giá heo hơi ngày 9/1/2025: Nhích tăng tại miền Bắc