Gần 9 triệu người Việt bị rối loạn tâm trí
Số liệu trên do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp và được thông tin tại Hội triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020. Hội nghị do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEP) và Tổ chức Atlantic phối hợp tổ chức, vừa khai mạc tại Đà Nẵng sáng 27/11.
Trong số gần 9 triệu người dân ở nước ta bị rối loạn tâm trí nói trên, có 200 nghìn người bị tâm thần phân liệt và hơn 2,4 triệu người mắc các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng; còn lại là những người mắc các chứng rối loạn thường gây hậu quả về sức khỏe tâm thần như chứng động kinh, khuyết tật thần kinh, tổn thương não, lạm dụng rượu, nghiện ma túy…
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhìn nhận: Cho đến nay, chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc. Ước tính trong gần 9 triệu người cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần, số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình (đập phá tài sản, đánh người, gây án mạng, đi lang thang gây rối, mất trật tự an toàn xã hội) vào khoảng 200.000 người. Số người bị rối nhiễu tâm trí cũng có xu hướng gia tăng.
Hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; các cơ sở bảo trợ xã hội làm nhiệm vụ trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần rất ít, chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của cộng đồng.
Quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng của các cơ sở xã hội chưa luân phiên, gần như nuôi dưỡng người tâm thần là chính; kỹ năng và phương pháp chăm sóc chưa khoa học; phần lớn các cơ sở bị xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc người tâm thần còn hạn chế.
Do đó, cần đổi mới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần theo hướng phát triển các dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội kết hợp với điều trị y tế để phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng. Đây cũng là tiền đề cho Đề án của Chính phủ về việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020.
Tại Hội nghị, đại diện các Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục- đào tạo các Bộ, ngành liên quan cùng các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nước và quốc tế đã có nhiều ý kiến đóng góp cho Đề án
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vưc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nước và quốc tế góp ý, thảo luận tại Hội nghị
Theo ông Jesper Moller, Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu mới nhất và chưa đầy đủ thì có tới gần 12 triệu người Việt Nam cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần. Và theo kết quả của một số nghiên cứu thì ngày càng nhiều trẻ em ở Việt Nam cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần; nguyên nhân do căng thẳng và bị áp lực trong học tập dẫn tới trầm cảm. Một nhóm đối tượng khác cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần là những phụ nữ bị rối loạn tâm thần trong giai đoạn mang thai…
Để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng cần được lồng ghép trong 2 lĩnh vực chủ chốt là y tế và trợ giúp xã hội. Cần tăng cường hợp tác giữa 2 ngành này và các ngành liên quan để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam.
Hội nghị tiếp diễn dự kiến đến hết ngày 28/11.
Thảo Nguyên (Theo Dân trí)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?