GDP 9 tháng đầu năm tăng mạnh là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế
Trong đó, GDP quý I tăng 5.09%, quý II tăng 5.42%, quý III tăng đến 6.19%. Qua những con số này có thể thấy, mặc dù chịu những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng.
Khu vực nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm tăng 3.00%, cao hơn mức tăng 2.39% của năm 2013. Trong đó, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với 6.15% nhưng do tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp vào 0.21 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành nông nghiệp chỉ tăng thấp ở mức 2.10% nhưng với quy mô khoảng 75% nên đóng góp đến 0.29 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng đến 6.44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó phải kể đến mức tăng trưởng mạnh của công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 8.57%, góp phần quan trọng ào việc vào mức tăng trưởng chung.
Trong khu vực dịch vụ, hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện nhiều với mức tăng 2.93%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1.91% cùng kỳ năm 2013. Điều này được lý giải bởi lãi xuất ngân hàng tiếp tục giảm, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đã và đang phát huy tác dụng, cùng với việc những điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.
Mặc dù đã có sự phục hồi và trên đà tăng trưởng nhưng nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới vẫn phải đối mặt với khá nhiều thách thức lớn.
Thứ nhất, tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở mức thấp dù có sự tăng nhẹ. Các giải pháp nhằm khơi thông tín dụng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, sức hấp thụ vốn của Doanh nghiệp vẫn còn thấp dẫn đến tình hình đầu tư sản xuất – kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
Thách thức thứ hai là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện mà hơn thế, còn đang có xu hướng tăng trở lại. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 4.07% hồi cuối tháng 5, thậm chí lên đến 4.17% vào cuối tháng 6 vừa qua. Đây là mức tăng cao so với mức 3.61% vào cuối năm 2013.
Thứ ba, hệ thống Doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Lượng Doanh nghiệp giải thể và phải ngừng hoạt động đã tăng 13.8% so với năm ngoái với con số khoảng 48.330 doanh nghiệp. Trong khi đó, chưa có sự cải thiện đáng kể nào từ số Doanh nghiệp mới thành lập và số vốn đăng ký.
Để đối mặt với những thách thức này, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đặc biệt là đẩy mạnh việc triển khai các quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, tạo môi trường cho kinh doanh và đầu tư thuận lợi… Ngoài ra, các chính sách tiền tệ, tín dụng hay đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư phát triển, xúc tiến thương mại… cũng cần tiếp tục nỗ lực thực hiện; giải quyết nợ xấu, làm sao để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ở mức cao nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam