Thị trường

Giá dầu thế giới phá đáy, giảm xuống dưới 28USD/thùng

(DNVN) - Sau mức sụt giảm của giá dầu tuần qua, giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch tại thị trường châu Á đã tiếp tục phá đáy khi giảm còn 27,67 USD/thùng.

Tính đến sáng 18/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 mất 1,2 USD, xuống 27,67 USD một thùng trên sàn ICE Futures Europe sáng nay. Trước đó, hôm 15/1, giá dầu Brent giảm tới 6,3% xuống 28,94 USD. Tổng cộng cả tuần trước, dầu Brent sụt giảm 13,7%.

Trong khi đó, dầu WTI sụt 3,6%, xuống 28,36 USD một thùng trên sàn NYMEX. Cuối tuần trước, giá này là 29,42 USD. Tổng cộng cả năm nay, dầu WTI đã mất 21%.

Theo giới phân tích, lý giải cho hiện tượng này là do lo ngại về tình trạng dư cung sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Iran đã được dỡ bỏ, cho phép nước này tiếp tục xuất khẩu dầu.

Tehran dự kiến sẽ xuất khẩu 500.000-1.000.000 thùng dầu 1 ngày và có thể tăng lên mức 1.500.000 thùng 1 ngày vào cuối năm nay.

Giá dầu thấp đã gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng tại các quốc gia có nguồn thu phụ thuộc vào xuất khẩu dầu như Saudi Arabia, Nga, Venezuela . Và những quốc gia này đã buộc phải điều chỉnh chính sách nhằm bù đắp nguồn thu sụt giảm do giá dầu thấp.

Giá dầu thế giới phá đáy, giảm xuống dưới 28USD/thùng
Giá dầu thế giới phá đáy, giảm xuống dưới 28USD/thùng

Giá dầu thấp cũng buộc Saudi Arabia phải tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như xăng, điện, nước và tăng thuế đánh vào giới siêu giàu. Saudi Arabia cũng lên kế hoạch cổ phần hóa tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Aramco - tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Đồng thời, Cục hàng không dân sự của Saudi Arabia sẽ bắt đầu tư nhân hóa tất cả các sân bay và dịch vụ hàng không nước này từ nay đến năm 2020.

Được biết, đây là lần giảm thứ 3 liên tiếp trong năm 2015 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) bỏ lệnh giới hạn sản xuất, bất chấp dư cung toàn cầu. Đầu tháng này, quan chức dầu mỏ Iran cũng cho biết đang nỗ lực giành lại thị phần và không có ý định gây sức ép lên giá thông qua tăng xuất khẩu.

Nên đọc
An Nhi (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo