Giá đường nhích nhẹ, lại lo đường tồn
Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy, tính đến ngày 15/11/2015 đã có 13/41 nhà máy đường vào sản xuất; các nhà máy đã ép được 610.300 tấn mía, sản xuất được 53.980 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 227.700 tấn, lượng đường giảm 19.140 tấn.
Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/11/15 là 58.500 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 91.700 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/10/15 đến 15/11/15 là 71.550 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 18.660 tấn.
Theo Bộ NN&PTNT, lượng đường bán ra bị giảm là do lượng đường các nhà thương mại mua tháng trước còn dư nhiều và lượng đường nhập khẩu theo quota năm 2015 đã về.
Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy từ 13.500 đến 14.000 đ/kg, tăng khoảng 500 đ/kg so với tháng trước. Giá mua mía 10 CCS tại ruộng: từ 900.000 – 950.000 đ/T.
Về cân đối cung cầu, theo Bộ NN&PTNT, hiện nay lượng đường tồn kho còn thấp, nhưng đã có 13 nhà máy vào sản xuất ổn định và trong nửa cuối tháng 11/2015 sẽ có thêm khoảng 10 nhà máy nữa vào sản xuất, ngoài ra còn lượng đường nhập khẩu đang về, nên cung cầu cơ bản là cân đối.
Từ tháng 12/2015, lượng đường sản xuất sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ, lượng đường tồn kho bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, lượng đường nhập theo hạn ngạch (theo cam kết WTO) năm 2016 là 86.000 nghìn tấn, cùng với đường nhập lậu tiếp tục đe dọa ngành đường trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)