Giấc mơ 900 USD/tấn gạo của Bộ trưởng Phát có dễ thành?
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại hội nghị Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL tổ chức ngày 5/8 tại Cần Thơ.
Theo Bộ trưởng, để làm được điều đó, doanh nghiệp phải liên kết với nông dân, xem thị trường cần gạo như thế nào rồi về đặt hàng nông dân trồng. Bộ trưởng cũng yêu cầu các công ty thành viên của Vinafood 2 phải xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương để có vùng nguyên liệu chất lượng, phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng với cách làm hiện nay của các Tổng công ty Lương thực thì khi nào Việt Nam có thể bán được gạo với giá 900 USD/tấn, gấp đôi so với giá hiện nay là câu hỏi lớn khó có lời đáp.
Bao giờ Việt Nam bán được 900 USD/tấn gạo? |
Vừa qua, Vinafood 1 và Vinafood 2 trúng 4 gói thầu cung ứng tổng cộng 800.000 tấn cho Philippines nhờ đưa ra mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, nhiều đơn vị nhận được hợp đồng ủy thác xuất khẩu từ 2 đơn vị trên đã "tháo chạy" do mức giá quá thấp, doanh nghiệp có thể lỗ.
Theo tính toán, với việc bỏ giá quá bèo, thương vụ bán 800.000 tấn gạo cho Philippines làm Việt Nam mất đi khoản tiền khổng lồ, ước lên tới 23,2 triệu USD.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho biết, với lần bỏ thầu giá thấp này, tất cả thương nhân nước ngoài mua gạo Việt Nam đều lấy giá này làm đối sánh đánh sập toàn bộ giá gạo Việt Nam xuống thấp.
Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.
Trúng hợp đồng xuất khẩu gạo với mức giá rất thấp, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ mạt. GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam nói thẳng, doanh nghiệp lúa gạo thể hiện vai trò con buôn kiếm lời khiến nông dân luôn bị thiệt.
Nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán, làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố. Trong khi đó, 3kg lúa thu mua tại ĐBSCL chưa bằng giá 1kg ốc bươu vàng bán cho Trung Quốc.
Với kiểu ép giá nông dân nói trên, không ngạc nhiên gì khi "mấy chục công ty thành viên của Vinafood 2 mỗi ngày không mua được từ 5.000-7.000 tấn gạo" dù ĐBSCL thiếu gạo là chuyện không tưởng. Lãnh đạo các công ty lương thực đặt câu hỏi không biết lúa gạo "chảy" đi đâu? Đó là vì đúng thời điểm giá lúa gạo tăng mạnh, nông dân đã bán lúa ngay sau khi thu hoạch tại ruộng cho các thương lái, trong đó có cả thương lái Trung Quốc, để xuất khẩu tiểu ngạch.
"Nông dân không cần quan tâm bán cho ai, giờ người ta mua được với giá ấy thì bán chứ chẳng biết gạo đi về đâu, vào tay ai là người cuối cùng. Buôn gạo thường chộp giật, người dân cũng mua đứt bán đoạn, được giá thì bán, bán thì nhận tiền, chỉ không ổn định chứ khó bị lừa", PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết.
Vì lẽ đó, hẳn câu chuyện Việt Nam trồng lúa bán được giá 900 USD/tấn gạo còn là giấc mơ xa vời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh