Thị trường

Giải pháp cho nông sản nước nhà đến từ chính người tiêu dùng

Nhu cầu sử dụng rau quả ở các thành phố là vô cùng lớn nhất là giai đoạn nóng bức mùa hè, không lý gì lại thiếu cầu ở thị trường trong nước. Bằng chứng là hàng trăm tấn dưa từ Quảng Ngãi chuyển ra hoặc từ cửa khẩu chuyển xuống đều hết ngay trong một ngày.

 

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông – lâm – thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nhóm rau quả vẫn đạt tăng trưởng khá. Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong quý I/2015 đạt 274 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Có thể lý giải về nguyên nhân xuất khẩu rau quả tăng mạnh là do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chuyên nhập hàng của nước ta tăng mạnh ( Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc…). Thêm nữa, năm nay một số mặt hàng rau quả của Việt Nam như nhãn, vải, chôm chôm, thanh long… tìm được bến đỗ mới và đầy tiềm năng như Nhật, Mỹ, Úc…

 

Xuất khẩu rau quả trong quý I năm 2015 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. ( Ảnh: internet)

 

Tại sao kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mà thị trường nội địa vẫn rối loạn.

 

Không chỉ riêng năm nay người dân mới phải đối mặt với chuyện được mùa mất giá, thướng lái ép giá hay ứ đọng hàng không bán được. Nhiều lần người trồng phải chặt, đốt cây trồng, bán rẻ hơn đi cho ( ổi Sóc Trăng 500đ/kg), thậm chí cho cả gia súc ăn vì không ai cần ( dưa hấu cho bò, lợn; mít cho cá…). Gần đây, các đô thị lớn xuất hiện hàng loạt các chương trình từ thiện mua nông sản giúp người dân ( dưa hấu, hành tím, rất có thể sắp tới là ổi, vải..)

 

Hiện tại mới là đầu hè mà giá trái cây đã giảm như vậy, khi vào chính vụ thu hoạch ồ ạt, người dân sẽ còn nhận được nhiều thông tin không mấy khả quan về giá các loại nông sản xuống dốc.

 

Các nhà quản lý cho rằng, hiện tượng được mùa mất giá đã xảy ra nhiều năm nay và sẽ tiếp tục xảy ra nếu như người dân vẫn làm theo cách làm cũ. Sản xuất tự phát, không đồng bộ, không có định hướng hoặc không làm theo định hướng, kế hoạch Bộ Nông nghiệp chỉ đạo trên từng địa phương. 

 

Một lỗi lớn của người nông dân khiên họ bị phạt nặng là thiếu liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp – người có thể giúp bao tiêu sản phẩm. Kiểu sản xuất theo phong trào, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không tính toán, tìm hiểu thị trường đã qua lâu rồi. 

 

Thua ngay ở thị trường nội địa.

 

Truyền thông đưa tin hàng ngày về sự rớt giá thảm hại rau quả. Trong khi ở siêu thị, một số trung tâm thực phẩm ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM giá các mặt hàng này vẫn ở mức khá cao ( dưa hấu loại 1 có mức 10.000, hành tím là 13.500 đồng/kg, thanh long cũng trên 23.000 đồng/kg…). 

 

Rau quả trong siêu thị ở các thành phố lớn vẫn có mức giá khá cao. ( Ảnh minh họa)

 

Nhu cầu sử dụng rau quả ở các thành phố là vô cùng lớn nhất là giai đoạn nóng bức màu hè, không lý gì lại thiếu cầu ở thị trường trong nước. Bằng chứng là hàng trăm tấn dưa từ Quảng Ngãi chuyển ra hoặc từ cửa khẩu chuyển xuống đều hết ngay trong một ngày.

 

Không những không điều tiết được thị trường trong nước, lấy chỗ thừa chuyển ra chỗ cần, ngành hàng rau quả Việt Nam còn bị hàng Trung Quốc lấn át từ lâu. Chưa kể gần đây, người dân đô thị vẫn ưa chuộng các nông sản có xuất xứ từ nước ngoài. 

 

Các nông sản của Thái Lan luôn ổn định về sản lượng, mặt hàng và giá. Mặc dù giá loại sản phẩm này đắt hơn một chút so với mặt hàng nước ta nhưng chính sự ổn định đã giúp chỗ đứng của họ vững chắc hơn trong siêu thị Việt Nam. 

 

Hàng Trung Quốc vẫn đều đặn đưa đến các chợ đầu mối nước ta mỗi đêm với đầy đủ tất cả mặt hàng mà người dân cần, không thiếu thứ gì. Mặt hàng có thế mạnh là đa dạng mẫu mã và giá cả luôn thấp hơn hàng trong nước. Phục vụ đúng nhu cầu, mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn như vậy nông sản Việt Nam yếu thế hơn cũng không có gì là khó hiểu.

 

 

Người dân không quay lưng.

 

Nhiều người tiêu dùng biết rau quả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng vẫn mua. Một phần vì mẫu mã, phần vì đáp ứng đúng nhu cầu, giá mềm hơn cũng quyết định đến hành vi mua hàng. Nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn muốn chung tay với người dân cả nước khi chỉ chọn những sản phẩm “Made in Vietnam”. Họ tìm đến những cửa hàng thực phẩm đảm bảo chỉ bán hàng Việt Nam. Giá có thể đắt hơn nhưng yên tâm hơn so với xuất xứ Trung Quốc. 

 

Như vậy, nông sản nước nhà hoàn toàn có thể tiêu thụ trong thị trường nội địa. Điều mấu chốt để giải quyết vấn đề này sự kết hợp từ người tiêu dùng đến đơn vị sản xuất. 

 

Người trồng có trách nhiệm đến chất lượng, an toàn vệ sinh với sản phẩm mình sản xuất. Doanh nghiệp tạo điều kiện thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nhà quản lý định hướng, tích cực tìm kiếm thị trường. Người tiêu dùng ưu tiên chọn các sản phẩm trong nước. 

 

 

Bảo Nguyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo