Gian lận, trốn nộp phí đường bộ bị phạt tối đa 50 triệu đồng?
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hoá đơn mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý công khai trước khi trình lên Chính phủ.
Dự thảo Nghị định cho thấy, theo quy định của pháp luật phí, lệ phí thì: cơ quan ra thông báo nộp phí, lệ phí là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không nhất thiết phải là cơ quan thuế ra thông báo nộp phí, lệ phí.
Ví dụ: Hiện cơ quan có thẩm quyền ra thông báo nộp phí BVMT đối với nước thải là Sở TN&MT, không phải là cơ quan thuế và cũng không phải là cơ quan thu phí, lệ phí.
Dự thảo nêu rõ, để bảo đảm thống nhất, phù hợp với pháp luật phí, lệ phí, dự thảo Nghị định quy định: Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí.
Để tăng cường tính răn đe, góp phần ngăn chặn hành vi gian lận, trốn nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, dự thảo Nghị định quy định: Đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện; phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí gian lận, trốn nộp phí theo quy định. Mức phạt tối thiểu là 6.000.000 đồng, mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, hành vi vi phạm quy định mức thu phí vẫn diễn ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm mức thu phí là mức xử phạt thấp, không bảo đảm tính răn đe.
Để hạn chế các hành vi vi phạm, dự thảo Nghị định quy định: Trường hợp vi phạm từ lần thứ 2 trở đi, tái phạm thì xử phạt gấp 3 lần mức phạt tiền lần trước, mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm nhiều lần, tái phạm có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 24 tháng.
Bên cạnh việc đưa ra những chế tài xử phạt người vi phạm, Bộ Tài chính cũng đưa ra luôn biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, sẽ buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, buộc đơn vị thu tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do vi phạm pháp luật về mức thu phí, lệ phí. Đối với hành vi thu phí trông giữ xe, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nhiều lần, tái phạm có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 24 tháng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông