Góc nhìn

Ngân hàng Đại Chúng bị "tố" ép khách hàng phải mua bảo hiểm kiểu "bia kèm lạc"

DNVN - Mặc dù đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Chi nhánh Quy Nhơn, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học, song khách hàng vẫn bị ngân hàng này “trói” bằng quy định ngoài luật, có dấu hiệu cản trở hoạt động kinh doanh?

Hành khách đi xe buýt, vận tải công cộng vào Hà Nội cần những thủ tục gì? / Nghệ An: Bán dầu Diesel bẩn, lẫn nước lã...các xe tiền tỉ hư hỏng nặng, quản lý thị trường làm gì?

PVcomBank bị "tố" ép khách hàng kiểu "bán bia kèm lạc”?

Theo đơn phản ánh, ngày 19/01/2017 Công ty DNTN Vận tải Thành Thương (nay là Công ty TNHH DV Vận tải Thành Thương, 141B Mai Hắc Đế, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cùng Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Quy Nhơn, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học (PVcomBank) đã ký hợp đồng thế chấp xe ô tô số 1101/2017/HĐBĐ/PVB- DN.PGDNTH về việc cho vay 850 triệu đồng để mua chiếc xe ô tô SHACHMAN (biển số 77C-136.13), và công ty Thành Thương phải chấp chiếc xe này cho ngân hàng PVcomBank với thời hạn vay 60 tháng, phương thức trả góp hàng tháng bao gồm cả gốc và lãi. Kể từ ngày ký hợp đồng cho đến tháng 12/2019 Công ty Thành Thương hoàn thành đủ các nghĩa vụ thanh toán cho PVcomBank.
Kể từ ngày ký hợp đồng cho đến ngày 20/01/2020, công ty Thành Thương đã trả nợ đúng thời hạn thanh toán cho PVcomBank. Tuy nhiên, đến ngày 06/01/2020, PVcomBank đã ngừng cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho chiếc xe 77C-136.13 với lý do công ty Thành Thương không mua bảo hiểm theo yêu cầu chỉ định của ngân hàng với các đối tác bảo hiểm liên kết mở đặt tại PVcomBank là vi phạm khoản 1 Điều 4 của hợp đồng thế chấp 1101/2017/HĐBĐ/PVB- DN.PGDNTH. Theo điều khoản này: “Bên thế chấp có nghĩa vụ mua và chịu chi phí mua bảo hiểm theo yêu cầu của Ngân hàng cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp, đồng thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Ngân hàng. Trường hợp, hết thời hạn bảo hiểm mà bên thế chấp không tiếp tục mua theo yêu cầu của Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua bảo hiểm cho bên thế chấp và số tiền này sẽ được tính vào khoản nợ của bên được bảo đảm tại Ngân hàng. Trường hợp Ngân hàng mua bảo hiểm thay cho bên thế chấp thì Ngân hàng được lựa chọn Tổ chức bảo hiểm và quyết định tất cả các vấn đề liên quan khi mua bảo hiểm; Bên được bảo đảm cam kết nhận nợ vô điều kiện số tiền mà Ngân hàng bỏ ra để mua bảo hiểm thay bên thế chấp và không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào đối với Ngân hàng”.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank đưa lý ra lý do không cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho khách hàng)

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank đưa lý ra lý do không cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho khách hàng)

Công ty Thành Thương đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu Ngân hàng PVcomBank cấp bản sao giấy lưu hành cho xe được hoạt động nhưng không được ngân hàng này chấp nhận.
“Với điều khoản như vậy, phải chăng PVcomBank đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tổ chức tín dụng và lạm dụng quyền khi cho khách hàng vay tiền để ép buộc người đi vay phải ký vào hợp đồng đem toàn bộ bất lợi về mình, và nếu không chấp nhận thì không được vay nên bị buộc theo sự sắp đặt từ phía ngân hàng”, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Công ty Thành Thương bức xúc.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 4 của bản hợp đồng, PVcombank cũng đưa ra nội dung đẩy khách hàng vào thế khó “Trong suốt thời gian thế chấp, bên thế chấp phải bàn giao cho ngân hàng giữ tất cả các giấy tờ bảo hiểm ngay khi nhận được từ tổ chức bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) làm việc trực tiếp với tổ chức bảo hiểm để nhận số tiền bảo hiểm mà không có sự đồng ý của bên thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ phối hợp với Ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận bảo hiểm theo yêu cầu của Ngân hàng. Nếu khoản tiền bảo hiểm nhận được chưa đủ để trả nợ thì bên thế chấp phải bổ sung tài sản, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc bên thế chấp trả nợ trước hạn cho Ngân hàng. Trường hợp, tổ chức bảo hiểm chi trả bảo hiểm cho bên thế chấp thì bên thế chấp ngay lập tức có nghĩa vụ chuyển toàn bộ số tiền này cho Ngân hàng”. Với điều khoản này, PVcomBank không cần phải bỏ tiền túi ra để mua bảo hiểm mà vẫn được hưởng lợi khi tài sản thế chấp là chiếc xe tải SHACMAN biển kiểm soát 77C-136.13 của công ty nếu có xảy ra tai nạn, trong khi người bỏ tiền mua bảo hiểm vật chất cho chiếc xe này chính là công ty Thành Thương.
PVcomBank “điểm huyệt” khách hàng có đúng luật?

Sự việc chưa giải quyết xong, ngày 26/03/2020 PVcomBank đã cho ba người đến Công ty Thành Thương yêu cầu công ty phải giao nộp chiếc xe 77C-136.13 cho ngân hàng, trong khi công ty hoàn toàn không vi phạm hợp đồng tín dụng, không nợ lãi vay của ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Tiếp đó, ngày 27/3/2020, PVcomBank gửi thông báo tới Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Bình Định đề nghị “hỗ trợ thu hồi xe đang lưu thông không có giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô” biển số 77C-136.13 của công ty Thành Thương.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, Công ty Thành Thương đã làm đơn khởi kiện PvcomBank ra tòa. Ngày 06/6/2020, Tòa án Nhân dân TP Quy Nhơn (Bình Định) mở phiên hòa giải, tuy nhiên do không tìm được tiếng nói chung nên hoãn phiên tòa.
Theo Luật sư Vũ Lợi, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “PVcomBank đã vi phạm nghiêm trọng luật tổ chức tín dụng và lạm dụng quyền hạn khi cho khách hàng vay tiền để ép buộc công ty Thành Thương phải mua bảo hiểm là trái với quy định của pháp luật, không như thỏa thuận tại Khoản 8.13.1 hợp đồng 1101/2017/HĐTD/PVB-DN.PDNTH, trái với quy định của pháp luật về luật kinh doanh bảo hiểm về quyền được lựa chọn tổ chức doanh nghiệp khi tham gia mua bảo hiểm, trong đó nghiêm cấm các hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức cá nhân tham gia mua bảo hiểm.
Luật Ngân hàng không có qui định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm khi vay, việc khách hàng mua bảo hiểm là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, rất mong các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng xử lý nghiêm, nhằm chấm dứt các hiện tượng cưỡng ép khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay vốn như đang xảy ra ở PV comBank – chi nhánh Qui Nhơn.
Minh Trường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm