Gửi lá thư thứ 3 lên Thủ tướng, cha đẻ 'đường bay vàng' nói gì?
Theo ông Mai Trọng Tuấn, việc bay thử "Đường bay vàng" nêu ra con số tiết kiệm 5 phút, cự ly rút ngắn 85km là còn thiếu.
Rút ngắn 85 km là còn thiếu
Ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công Đoàn bay 919, Quân chủng Phòng không Không quân, đồng thời là "cha đẻ” đầu tiên của ý tưởng "đường bay vàng" vừa có lá thư thứ 3 gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng ngay khi Bộ GTVT tái nghiên cứu đường bay thẳng Bắc - Nam, đồng thời Cục Hàng không vừa hoàn tất chuyến bay (SIM) thử nghiệm.
Ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công Đoàn bay 919, Quân chủng Phòng không Không quân, đồng thời là "cha đẻ” đầu tiên của ý tưởng "đường bay vàng" vừa có lá thư thứ 3 gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng ngay khi Bộ GTVT tái nghiên cứu đường bay thẳng Bắc - Nam, đồng thời Cục Hàng không vừa hoàn tất chuyến bay (SIM) thử nghiệm.
Ông Tuấn cho biết, ông đã viết thư kiến nghị thứ 2 ngay khi biết kết quả SIM. "Tôi vui mừng và giữ thái độ im lặng chờ đợi. Nhưng thấy nhiều thông tin nhầm lẫn và không chính xác. Nên nay tôi xin được nói tóm tắt với những chứng cứ xác thực, đồng thời cũng đã gửi văn bản góp ý đến Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GTVT để xem xét”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho biết, vào tối 3/9, ông Lại Xuân Thanh- Cục trưởng Cục Hàng không đã mời ông vào Tân Sơn Nhất để tham gia cùng chuyến bay (SIM) thử nghiệm. Tuy nhiên, ông Tuấn từ chối và nói lại với ông Thành rằng: "Không cần thiết tôi phải có mặt vì bằng kinh nghiệm của người lái, tôi cũng có thể biết được kết quả tương đối”.
Sang ngày 4/9, ông Tuấn biết kết quả số liệu mà Cục Hàng không công bố. "Tôi không nghi ngờ và cũng không bất ngờ với con số này (85km và 5 phút với Boeing 777). Tôi tin anh em tổ lái thực hiện tốt việc bay thử (SIM). Bởi vì, nếu tính đúng về cự ly và thời gian cho máy bay, từ lúc cất cánh rời mặt đất đến lúc hạ cánh chạm đất (trong trường hợp bình thường), có thể thông số sẽ cộng thêm một ít nữa (quãng 10km về cự ly và 1 phút về thời gian)”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, có 2 chi tiết cần lưu ý. Một là, như Cục Hàng không đã thông báo, chuyến bay giả định được thực hiện từ đài dẫn đường Tân Sơn Nhất đến đài dẫn đường Nội Bài và nêu ra con số tiết kiệm 5 phút, cự ly rút ngắn 85km là còn thiếu. Cụ thể, nói về tiết kiệm cho máy bay trong đó có hành khách, phải tính từ lúc máy bay cất cánh rời đất và khi máy bay hạ cánh chạm đất. Ở sân bay Nội Bài là đúng vì đường bay cũ và mới đều rẽ phải một góc tương đối 90 độ, nên không cần bàn tới.
Nhưng ở sân bay Tân Sơn Nhất, hướng cất hạ cánh chính là 250 độ, theo hướng từ Đông sang Tây, sau khi cất cánh máy bay rời đất phải bay về phía Tây để lấy độ cao cần thiết rồi mới lượn vòng. Cự ly này ít nhất là 4-5km theo đường bay hiện tại, rồi điểm bay tới là An Lộc (Đồng Nai) nằm ở phía Đông sân bay Tân Sơn Nhất. Máy bay phải lượn vòng trở lại phía Đông ngang với sân bay để về An Lộc, cự ly này phải từ 8-10km. Tổng cộng khoảng cách phải thêm 14-15km.
Vậy nếu tính cự ly và bấm giờ như thông báo của cục hàng không sẽ phải cộng 85km + 14km và khoảng 3 phút bay (do quãng đường ngắn nhưng máy bay đang lấy độ cao nên mất nhiều thời gian).
Còn nếu bay theo kinh tuyến 106 độ Đông (đường bay thẳng) thì sau khi lượn một vòng sẽ lấy độ cao và bay thẳng, nên tiết kiệm được khoảng cách trên.
57 km mất đi đâu?
Trong thư ông Tuấn cũng nêu rõ, tháng 4/2009, ông Tuấn có giải trình với Thủ tướng về đường bay thẳng theo kinh tuyến 106 độ Đông Hà Nội - TP.HCM. Văn phòng Thủ tướng có công văn hỏi Cục Hàng không.
Ông Tuấn cho biết, vào tối 3/9, ông Lại Xuân Thanh- Cục trưởng Cục Hàng không đã mời ông vào Tân Sơn Nhất để tham gia cùng chuyến bay (SIM) thử nghiệm. Tuy nhiên, ông Tuấn từ chối và nói lại với ông Thành rằng: "Không cần thiết tôi phải có mặt vì bằng kinh nghiệm của người lái, tôi cũng có thể biết được kết quả tương đối”.
Sang ngày 4/9, ông Tuấn biết kết quả số liệu mà Cục Hàng không công bố. "Tôi không nghi ngờ và cũng không bất ngờ với con số này (85km và 5 phút với Boeing 777). Tôi tin anh em tổ lái thực hiện tốt việc bay thử (SIM). Bởi vì, nếu tính đúng về cự ly và thời gian cho máy bay, từ lúc cất cánh rời mặt đất đến lúc hạ cánh chạm đất (trong trường hợp bình thường), có thể thông số sẽ cộng thêm một ít nữa (quãng 10km về cự ly và 1 phút về thời gian)”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, có 2 chi tiết cần lưu ý. Một là, như Cục Hàng không đã thông báo, chuyến bay giả định được thực hiện từ đài dẫn đường Tân Sơn Nhất đến đài dẫn đường Nội Bài và nêu ra con số tiết kiệm 5 phút, cự ly rút ngắn 85km là còn thiếu. Cụ thể, nói về tiết kiệm cho máy bay trong đó có hành khách, phải tính từ lúc máy bay cất cánh rời đất và khi máy bay hạ cánh chạm đất. Ở sân bay Nội Bài là đúng vì đường bay cũ và mới đều rẽ phải một góc tương đối 90 độ, nên không cần bàn tới.
Nhưng ở sân bay Tân Sơn Nhất, hướng cất hạ cánh chính là 250 độ, theo hướng từ Đông sang Tây, sau khi cất cánh máy bay rời đất phải bay về phía Tây để lấy độ cao cần thiết rồi mới lượn vòng. Cự ly này ít nhất là 4-5km theo đường bay hiện tại, rồi điểm bay tới là An Lộc (Đồng Nai) nằm ở phía Đông sân bay Tân Sơn Nhất. Máy bay phải lượn vòng trở lại phía Đông ngang với sân bay để về An Lộc, cự ly này phải từ 8-10km. Tổng cộng khoảng cách phải thêm 14-15km.
Vậy nếu tính cự ly và bấm giờ như thông báo của cục hàng không sẽ phải cộng 85km + 14km và khoảng 3 phút bay (do quãng đường ngắn nhưng máy bay đang lấy độ cao nên mất nhiều thời gian).
Còn nếu bay theo kinh tuyến 106 độ Đông (đường bay thẳng) thì sau khi lượn một vòng sẽ lấy độ cao và bay thẳng, nên tiết kiệm được khoảng cách trên.
57 km mất đi đâu?
Trong thư ông Tuấn cũng nêu rõ, tháng 4/2009, ông Tuấn có giải trình với Thủ tướng về đường bay thẳng theo kinh tuyến 106 độ Đông Hà Nội - TP.HCM. Văn phòng Thủ tướng có công văn hỏi Cục Hàng không.
Ngày 11/5/2009, Cục Hàng không có công văn báo cáo Thủ tướng số 1588/CHK-QLĐHB ghi rõ: “Đường bay thẳng ngắn hơn 142km so với đường bay hiện tại”.
"Nay chỉ còn 85km rút ngắn, vậy 57km rút đi từ bao giờ? Phải chăng sau năm 2009 - thời điểm tôi đề xuất đường bay thẳng, cục hàng không mới nắn lại trong khi không có điều kiện và tình tiết mới nào", ông Tuấn đặt câu hỏi.
Ông Tuấn cũng nghi ngờ con số 57km rút ngắn, bởi không thể đo vẽ trên bản đồ dù ép kiểu gì cũng không rút được con số này, nếu không lấn sang biên giới Việt - Lào.
Vậy là từ năm 2009 đến nay tính ra có 3 con đường đi Hà Nội - TP.HCM gồm đường bay 34 năm tuổi trước năm 2009, đường bay sau thời điểm này đã rút ngắn 57km và đường đang bay thử nghiệm.
Theo VTC
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Cột tin quảng cáo