Hà Nội ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2017-2020
Theo kế hoạch, mỗi năm Sở NN&PTNT sẽ tổ chức khoảng 150 lớp tập huấn các quy định mới trong sản xuất RAT và phòng trừ sâu bệnh trên rau cho 7.500 người. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại rau gồm triển khai mỗi năm khoảng 50 điểm thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp canh tác, sinh học, vật lý, cơ giới không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Hàng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích 1.000 mẫu rau điển hình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về ATTP; đánh giá kiến thức kỹ năng, áp dụng quy trình kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh của nông dân; hỗ trợ thông tin cho cơ sở sản xuất, cho doanh nghiệp kinh doanh trong phát triển thương hiệu và lòng tin người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, cổ động về sản xuất RAT tới người sản xuất bằng nhiều hình thức như: Xây dựng chuyên đề khoa giáo hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RAT; in ấn, phát hành tranh ảnh, áp phích, pano cổ động, tờ rơi về qui trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ; cảnh báo các loại thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam, các loại thuốc BVTV ngoài danh mục; thu gom, tiêu hủy thuốc BVTV.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng sẽ huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau gồm trực tiếp, thực tế, thực hành trên đồng ruộng, mỗi năm triển khai khoảng 80 lớp cho 2.400 nông dân. Tập huấn quy định mới trong sản xuất RAT và phòng trừ sâu bệnh trên rau, mỗi năm tổ chức khoảng 50 lớp tập huấn cho 2.500 người.
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại rau, mỗi năm khoảng 30 điểm thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp canh tác, sinh học, vật lý, cơ giới không sử dụng thuốc BVTV. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP gồm phân tích mẫu đất, nước phục vụ thẩm định và cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau, dự kiến cấp giấy chứng nhận 2.000 ha, phân tích 400 mẫu đất (5ha 1 mẫu đất) và 100 mẫu nước (50 cơ sở, mỗi cơ sở 02 mẫu nước).
Hàng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích kiểm nghiệm khoảng 500 mẫu rau điển hình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về ATTP, đánh giá kiến thức kỹ năng, áp dụng quy trình kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh của nông dân; hỗ trợ thông tin cho cơ sở sản xuất, cho doanh nghiệp kinh doanh trong phát triển thương hiệu và lòng tin người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, tuyên truyền về sản xuất RAT tới người sản xuất bằng hình thức như: xây dựng chuyên đề khoa giáo hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RAT; in ấn, phát hành tranh ảnh, áp phích, pano cổ động, tờ rơi về qui trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ; cảnh báo các loại thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam, các loại thuốc BVTV ngoài danh mục; thu gom, tiêu hủy thuốc BVTV. Tổ chức 10 khóa huấn luyện giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp trên rau cho khoảng 300 người; phát triển và kiểm soát 50 chuỗi cung cấp RAT trên địa bàn thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm