Hà Nội "dị hình": Bộ Xây dựng phải tính!
Bộ Xây dựng phải có giải thích, quy định chặt chẽ tránh mâu thuẫn với chỉ đạo của thành phố.
Ông Phan Đăng Long cho biết, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều 11/3.
Bộ Xây dựng mới ban hành Dự thảo quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan với nội dung kích thước tối thiểu lô đất xây dựng nhà ở liền kề là 25m2 (rộng 2,5m, dài 1m).
Dự thảo này cũng mâu thuẫn với chính quy định của Bộ Xây dựng trước đây. Bộ Xây dựng từng ban hành tiêu chuẩn thiết kế nhà ở, trong đó quy định diện tích tối thiểu phải từ 40-45m2, chiều rộng diện tích đất phải lớn hơn hoặc bằng 5m.
Nếu dự thảo được thông qua đồng nghĩa với việc Bộ Xây dựng đã cho phép hợp thức hóa nhà siêu mỏng đồng thời cũng đang đi ngược những chỉ đạo quyết liệt của thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua.
Ông Phan Đăng Long cho biết, mặc dù chưa được tiếp cận trực tiếp nội dung dự thảo, tuy nhiên nhà siêu mỏng, siêu méo là những công trình thành phố không cho phép. Đặc biệt với những kiến trúc đơn.
"Tôi không hiểu, dự thảo sẽ quy định như thế nào, khu vực nào, có thể là các chung cư liền kề tạo thành một khối... tôi cho rằng, quy định này phải được cụ thể hóa, nhất là những khu kiến trúc mặt đường. Tôi chắc chắn, Bộ Xây dựng phải có sự giải thích, quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo không gian, cảnh quan, kiến trúc từng khu vực", ông Long cho biết.
Phó ban tuyên giáo Thành ủy đặt giả thiết, có thể Bộ đưa ra quy định như vậy là để tạo điều kiện cho những người dân không có điều kiện vẫn mua được nhà. Nhưng một kiến trúc chênh vênh, đơn độc thì không ổn.
Như vậy, không những nó đi ngược chỉ đạo của thành phố mà còn có nguy cơ biến Hà Nội thành những tổ chim, chuồng cọp.
Quyết dọn nhà siêu mỏng, siêu méo
Từ năm 2007, sau nhiều cuộc họp bàn, UBND TP Hà Nội và Sở Xây dựng Hà Nội đi tới quyết tâm ngăn chặn nhà siêu mỏng. Giải pháp đưa ra là không cho xây nhà siêu mỏng trên những lô đất nhỏ hẹp, vận động các chủ sở hữu bỏ tiền mua lại của nhau để gộp thành một thửa chung (hợp khối).
Theo đó, UBND TP Hà Nội ra quy định những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m, chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng. Trong Luật Xây dựng (có hiệu lực từ năm 2005) cũng có riêng một điều khoản quy định: diện tích thửa đất dưới 15m hoặc từ 15 - 40m nhưng có chiều sâu dưới 3m thì tuyệt đối không được cấp phép xây dựng.
Nhưng từ đó cho tới nay, chẳng ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo nào bị cưỡng chế dỡ bỏ, và nhà siêu mỏng vẫn cứ tiếp tục mọc lên.
Mới đây, Hà Nội lại tiếp tục ra chỉ thị chốt hạn xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo, phải hoàn thành trước ngày 15/10/2012 rồi gia hạn hoàn thành trong quý 1/2013.
Mặc dù nhiều lần có văn bản, tuy nhiên, đến thời điểm này, tình hình vẫn chưa được cải thiện, thậm chí là trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến cuối tháng 6, Hà Nội có 664 nhà, đất siêu mỏng, siêu méo. Trong đó, các quận, huyện đề nghị thu hồi đất là 155 trường hợp; hợp khối công trình là 68 trường hợp…
Như vậy, sau Quyết định số 15 của UBND TP Hà Nội (tháng 5 năm 2011) về quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng, hầu hết quận, huyện đều phát sinh nhà, đất siêu mỏng, siêu méo với 131 trường hợp.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Cột tin quảng cáo