Hà Nội: Những chung cư mới nhếch nhác, xấu xí, không muốn bước vào
Hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2009, với diện tích 56,4ha, khu tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) đã được tiến hành tu sửa nhiều lần sau những phản ánh của người dân về tình trạng nhà xuống cấp, ngấm nước, tường bong tróc, hành lang nứt vỡ… nhưng đến nay nhìn từ xa đến gần, cả khu nhà vẫn lem nhem, xấu xí.
Không chỉ khoác trên mình màu sơn nhạt, cũ kỹ… khu vực sân chơi của nhiều tòa nhà B10A, B10B, B10C hiện đang bị hàng quán “bủa vây”, lấn chiếm để buôn bán, làm sân bãi chứa đồ, xe ô tô đỗ khắp nơi gây cản trở việc sinh hoạt, đi lại của cư dân.
Trong tình trạng tương tự, tọa lạc trên trục đường Hoàng Đạo Thúy, nằm trên quần thể khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính được thừa hưởng nhiều lợi ích sẵn có của một khu đô thị sầm uất bậc nhất thủ đô, nhưng đến nay nhiều tòa nhà đã bong tróc, lem nhem.
Khởi công năm 2003, tổ hợp Trung hòa - Nhân Chính gồm các khối nhà chung cư 15T, 17T, 18T, 24T, 34T, N0… do Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex làm chủ đầu tư.
Hầu hết các tòa chung cư cũ Trung Hòa Nhân Chính chỉ có 1 tầng hầm nên hiện nay khi nhu cầu sử dụng xe máy, ô tô của cư dân tăng cao, dẫn đến việc thiếu chỗ để trong tầng hầm nghiêm trọng, hầu hết xe ô tô phải gửi tại bãi trông giữ ngoài trời hoặc dưới lòng đường.
Thậm chí, nhiều vỉa hè, sân chơi các tòa chung cư đều bị chiếm dụng để làm bãi đậu xe. Phía bên dưới các tòa nhà, nhiều hàng quán, chợ cóc chiếm dụng lòng đường khiến giao thông đi lại của người dân rất khó khăn.
Một số hình ảnh bất cập thực tế mà PV Infonet ghi lại từ hai khu đô thị nói trên:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
EVNCPC triển khai chương trình ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’
Giải pháp năng lượng xanh cho Đồng bằng sông Cửu Long