Hà Nội sẽ xây chung cư 150 triệu/căn bán cho công nhân
Ngày 19/5, UBND TP. Hà Nội và Liên đoàn Lao động TP phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại với công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội năm 2017, buổi đối thoại có Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Tại buổi đối thoại, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã trình bày một số ý kiến, đề xuất được LĐLĐ Thành phố tổng hợp qua khảo sát từ CNLĐ trước buổi đối thoại.
Theo đó, LĐLĐ thành phố đã tập hợp được 64 ý kiến của CNLĐ tập trung vào các vấn đề như: CNLĐ đề nghị, đối với mỗi KCN, TP nên đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân, theo hình thức nhà ở xã hội bán cho CNLĐ, giúp công nhân giảm được chi phí thuê nhà, đi lại; đề nghị TP xây dựng Nhà văn hóa, khu vui chơi cho CNLĐ và con em của CNLĐ; nhiều CNLĐ có gia đình phải thuê nhà trọ tại khu dân cư hiện phải trả giá điện sinh hoạt rất cao, CN mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện để các chủ hộ cho thuê nhà bán điện giá nhà nước cho CNLĐ; đề nghị mở thêm các điểm bán hàng bình ổn giá trong các khu công nghiệp để hỗ trợ CNLĐ; đề nghị TP kiểm tra, giám sát chặt chẽ vấn đề VSATTP tại các chợ tại các KCN…
Cũng tại Hội nghị, ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Meiko Việt Nam phản ánh, việc giải quyết các TTHC trùng với giờ làm việc của CNLĐ, vì vậy, mỗi lần có TTHC phải giải quyết, CNLĐ lại phải xin nghỉ phép gây ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân và sản xuất của DN. Vì vậy, ông đề nghị TP. Hà Nội quan tâm bố trí một ngày thứ 7 trong tháng giải quyết các TTHC cho công nhân liên quan đến: cấp căn cước, giấy phép lái xe, hộ khẩu…để không ảnh hưởng thời gian làm việc của CNLĐ.
Trong khi đó, việc đăng ký tạm trú và làm hộ khẩu, hiện tại, người lao động ở tỉnh xa đến muốn đăng ký tạm trú ở phường, xã gặp rất nhiều khó khăn, phải đi lại 3 đến 4 lần vì không gặp được cảnh sát khu vực. Ngoài ra, hiện tại, ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai có một khu vực nhà ở xã hội Bambo Tre Xanh đang hoàn thiện nhưng người ở ít, vì giá quá cao, thủ tục vay ngân hàng lãi suất cũng rất cao khiến người lao động không tiếp cận được, rất lãng phí. Chính vì vậy, ông đề nghị TP. Hà Nội hỗ trợ để người lao động có thể tiếp cận được với dự án này và các dự án nhà ở xã hội khác.
Giải đáp vấn đề này, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ lưu ý các huyện có KCN&CX, hàng tuần cần cử đội quản lý hành chính đến tận KCN để giải quyết các TTHC cho người lao động, yêu cầu DN thông báo cụ thể cho CNLĐ đến làm TTHC.
Về các kiến nghị liên quan tới nhà ở cho công nhân, nhà trẻ, khu văn hóa, Chủ tịch khẳng định thành phố đã quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng số lượng ít. Hiện, TP đã làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam về nhà ở cho công nhân và Tổng LĐLĐ sẽ dành 700-800 tỷ đồng đồng hành cùng TP xây dựng nhà ở cho CNLĐ trong thời gian tới.
Nói thêm về vấn đề nhà ở, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Mai Đức Chính cho rằng, nhà ở là vấn đề bức xúc của lao động vì khoảng 90% công nhân phải ở trọ trong căn nhà thuê tạm, gửi con ở nhà trẻ tư nhân và chưa có thiết chế phục vụ đời sống tinh thần...
Để giải quyết bức xúc trên, Tổng liên đoàn đã liên hệ với các địa phương dành đất sạch cho Công đoàn xây nhà ở cho công nhân. “Mô hình triển khai là tỉnh, thành phố có đất sạch, Tổng liên đoàn sẽ xây dựng chung cư với diện tích 30-50 m2, giá thành khoảng 5 triệu đồng/m2, đảm bảo chỉ khoảng 150 triệu đồng/căn hộ đi kèm có nhà trẻ, siêu thị, hạ tầng để phục vụ công nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines