Hà Nội siết chặt kiểm tra vệ an toàn thực phẩm
Đó là các mặt hàng như thịt, sản phẩm từ thịt, bánh kẹo, mứt, ô mai, hạt dưa đỏ, bia, rượu, nước giải khát… Việc thanh tra sẽ chú trọng vào những cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đó, đối với các cơ sở vi phạm, đoàn thanh tra sẽ lập biên bản xử lý các vi phạm theo đúng luật định; Đồng thời, phối hợp với các ngành thông tin rộng rãi những cơ sở vi phạm và những cơ sở thực hiện tốt, những địa chỉ tin cậy về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong đợt này, các quận, huyện; phường, xã cũng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thực phẩm, kiểm tra việc triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại các cơ sở sản xuất sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp lý như giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm...; kiểm tra vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ sản xuất và chứa đựng sản phẩm, thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất. Kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các nguyên liệu chính và các chất phụ gia, phẩm màu, đường hóa học, các hương liệu, chất bảo quản đưa vào sản xuất; nhãn sản phẩm hàng hóa; kiểm tra quy định về vệ sinh đối với một số loại bao bì bằng chất dẻo dùng để bao gói chứa đựng thực phẩm; lấy mẫu xét nghiệm về vi sinh vật, hóa lý khi cần thiết.
Tại các quầy hàng kinh doanh thực phẩm sẽ kiểm tra giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn gốc, hóa đơn chứng từ mua hàng, bản sao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm; giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với từng mặt hàng của nhà cung cấp. Kiểm tra thực tế các điều kiện vệ sinh; kiểm tra chất lượng bằng phương pháp cảm quan để phát hiện ra thực phẩm bị mốc, hỏng, đồ hộp bị phồng, gỉ, đồ uống bị đục, cặn, biến đổi màu sắc, hạn sử dụng; xét nghiệm nhanh hoặc phát hiện dấm giả, phẩm màu công nghiệp, hàn the, nước sôi, tinh bột hoặc lấy mẫu xét nghiệm khi cần thiết.
Ngoài ra, UBND TP giao Sở Y tế là cơ quan thường trực về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý tỵ và lễ hội năm 2013.
Các đơn vị được phân công phải báo cáo nhanh kết quả cho UBND TP Hà Nội vào ngày 15/1/2013, 4/2/2013 và báo cáo bằng văn bản cả đợt Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán vào ngày 20/2/2013. Báo cáo kết quả đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội ngay sau ngày kết thúc mỗi lễ hội.
Hồng Lĩnh (Theo VnMedia)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao