Hai nguyên nhân khiến bội chi ngân sách 9 tháng giảm mạnh
Báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia về tình hình cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) cho thấy, trong 9 tháng năm 2017, tổng thu NSNN đạt 69,5% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ (cùng kỳ 2016 đạt 70,5% dự toán, tăng 5,2%); tổng chi NSNN đạt 65,1% dự toán, tăng 6,6% (cùng kỳ 2016 đạt 68,4% dự toán, tăng 5,7%).
Bội chi NSNN ước 61,5 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán (cùng kỳ 2016: 152,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,9% dự toán). Mức bội chi NSNN so với GDP ở mức thấp, chỉ bằng 1,85% GDP (cùng kỳ 2016, 2015 lần lượt là 5,01% GDP và 4,94% GDP).
Theo Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, các yếu tố chính khiến bội chi NSNN giảm mạnh so với cùng năm trước do tốc độ thu NSNN tăng nhanh hơn tốc độ chi NSNN (cùng kỳ 2016 tốc độ tăng chi lớn hơn tốc độ tăng thu).
Bên cạnh đó, việc không tính chi trả nợ gốc vào bội chi NSNN từ năm tài khóa 2017 cũng khiến mức bội chi ngân sách giảm mạnh. Nếu tính cả chi trả nợ gốc, bội chi NSNN so với GDP tương đương 5,8% GDP.
Theo cơ quan giám sát tài chính, trong những tháng cuối năm, tình hình thực hiện NSNN vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm (đạt khoảng 162,9 nghìn tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán, thấp hơn nhiều mức 54,5% và 64,8% cùng kỳ 2016, 2015); Tốc độ tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh giảm so với cùng kỳ hai năm trước chủ yếu do thu từ khu vực DNNN đạt thấp (51,7% dự toán).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước