Quốc tế

Hạm đội Nga bắn tên lửa ở Crimea đáp trả NATO tăng quân biên giới

Các tàu tên lửa và tàu tuần dương của Hạm đội Biển Đen Nga tại căn cứ hải quân ở Crimea bắt đầu tổ chức bắn tên lửa các mục tiêu trên biển và trên không.

Đại úy Hải quân Vyacheslav Trukhachev, người phụ trách về hỗ trợ thông tin Hạm đội Biển Đen cho biết ngày 29/3, các tàu tên lửa và tàu tuần dương của Hạm đội Biển Đen Nga tại căn cứ hải quân ở Crimea bắt đầu tổ chức bắn tên lửa các mục tiêu trên biển và trên không.

Trong quá trình diễn tập lực lượng sẽ "khẳng định sự sẵn sàng của từng tàu thực hiện các nhiệm vụ trên biển. Các thủy thủ đoàn đã thao tác tổ chức neo đỗ tại bãi đậu không được bảo vệ, tiến hành bài tập phòng không", ông Trukhachev cho biết.

Hạm đội Nga bắn tên lửa ở Crimea đáp trả NATO tăng quân biên giới.

Các bài tập chiến đấu được tàu hỏa tiễn đệm khí Samum, tàu tên lửa Mirazh và tàu tên lửa nhỏ P-239 thực hiện cùng lúc. Theo kế hoạch, các tàu đã tiến hành bắn pháo và tên lửa phòng không. Máy bay ném bom Su-24M và tàu chống ngầm Be-12 của của lực lượng hàng không Hạm đội Biển Đen cũng góp mặt trong cuộc tập trận.

Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháo - Tên lửa Nga nhận định rằng động thái trên chứng minh Nga không thể không phản ứng với việc NATO tăng cường hiện diện trong khu vực.

"Chỉ có thể giải thích việc tổ chức những hoạt động như vậy tại Biển Đen là do những gia tăng căng thẳng hiện nay trong khu vực. NATO đang tích cực hoạt động, tại các eo biển và vùng nước của Biển Đen thường xuyên có các cuộc diễn tập của hạm đội NATO trên lãnh thổ Romania và Bulgaria triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa với khả năng phòng thủ lẫn tấn công," ông Konstantin Sivkov cho biết.

Ông không loại trừ khả năng các nước NATO đi tới xung đột cục bộ với Nga. Và trong trường hợp này Nga cần chứng minh tiềm năng chiến đấu của mình.

"Trong điều kiện hiện nay, khi Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân hùng hậu mà Mỹ và NATO không có khả năng vô hiệu hóa thì họ sẽ chưa hành động xung đột quân sự trực tiếp với Nga. Nhưng những mâu thuẫn mang tính cục bộ ở một số vùng, không vượt quá giới hạn sử dụng vũ khí hạt nhân thì họ có thể dễ dàng triển khai. Để kiềm chế những xung đột như vậy, các lực lượng của chúng ta đang tổ chức phô trương khả năng chiến đấu", chuyên gia quân sự nói.

 

Nói chung theo ông, Biển Đen đã trở thành một khu vực có tiềm năng xung đột lớn.

Nên đọc
theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo