Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá hợp kim Ferro-Silico-Manganese Việt Nam
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa cho biết, ngày 7/12/2016, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ra thông báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng hợp kim Ferro-Silico-Manganese nhập khẩu từ Việt Nam, Ukraine và Ấn Độ theo điều 60.3 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 29/9/2016, một số doanh nghiệp sản xuất hợp kim Hàn Quốc (nguyên đơn) đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới KTC đối với sản phẩm nêu trên.
Cụ thể, nguyên đơn là các công ty Dongbu Metal, Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial. Sản phẩm bị cáo buộc: Hợp kim Ferro-Silico-Manganese có mã HS: 7202.30.0000.
Giai đoạn điều tra phá giá từ 1/7/2015 – 30/6/2016 (có thể được điều chỉnh sau khi xem xét ý kiến của nguyên đơn và bị đơn, việc phát hiện thông tin mới và nguồn lực của cơ quan điều tra). Giai đoạn điều tra thiệt hại từ 1/1/2013 – 30/6/2016 (có thể kéo dài tới giai đoạn có thông tin sẵn có, nếu cần thiết).
Các bên liên quan có thể gửi ý kiến về phạm vi sản phẩm liên quan (scope of product concerned) và Mã số Kiểm soát (Code Control Number - CCN) tới KTC trong vòng 4 tuần kể từ ngày thông báo quyết định khởi xướng điều tra. Trong trường hợp này, cùng với sự đồng thuận của các nguyên đơn, KTC có thể thực hiện điều chỉnh đối với phạm vi sản phẩm liên quan và CCN.
Trong thông báo, KTC có nêu tên 01 doanh nghiệp xuất khẩu chính tại Việt Nam. Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tham gia vụ việc điều tra thì phải gửi đơn tham gia (Application for Participation) tới KTC trong vòng 3 tuần. Đơn tham gia này có thể lấy từ KTC hoặc liên lạc với Cục Quản lý cạnh tranh. Sau khi xem xét đơn tham gia của các doanh nghiệp, KTC có thể lựa chọn và điều tra các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc, phụ thuộc vào lịch trình điều tra và nguồn lực.
Doanh nghiệp xuất khẩu nào không được chọn làm đối tượng điều tra (object producer of investigation) mặc dù vẫn nộp đơn tham gia vụ việc điều tra (bị đơn tự nguyện) thì sẽ được áp biên độ bán phá giá bình quân gia quyền (weighted average of dumping rate) theo điều 65.2 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nộp đơn tham gia vụ việc điều tra hoặc thực hiện việc xuất khẩu sau giai đoạn điều tra, KTC có thể áp dụng biên độ phá giá được tính toán dựa trên thông tin có sẵn theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững