Hàng ngàn phụ nữ Mỹ lo lắng sau khi tiêm vắc xin HPV
Thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền trường hợp một bà mẹ người Anh đưa con gái của mình đi tiêm vắc xin HPV để ngừa ung thư cổ tử cung. Kể từ đó, bà mẹ này khẳng định con gái mình bị tác dụng phụ của vắc xin như chóng mặt tới 8 lần trong ngày, ngủ không kiểm soát được, đau đầu, đau cổ, mờ mắt và thậm chí cả giảm trí nhớ.
Thông tin trên khiến hàng nghìn phụ nữ Mỹ ân hận vì đã tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV đã khiến không ít người từng bỏ vài triệu đồng để tiêm vắc xin này đang đứng ngồi không yên.
Vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung mới xuất hiện trên thị trường, HPV được cả thế giới chào mừng với hy vọng đẩy lùi căn bệnh ung thư nhiều thứ 2 trên thế giới ở phụ nữ.
Nhưng thống kế cho thấy có hơn 35.000 trường hợp bị phản ứng phụ, trong đó có 200 trường hợp tử vong đã được báo cáo cho chính phủ Mỹ vào giữa tháng 3 năm 2015. Và chỉ tính đến tháng 3/2013, Mỹ đã phải chi gần 6 triệu đola bồi thường cho 49 nạn nhân của vắc xin HPV.
Cũng theo thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội, các nhà khoa học cho rằng vắc xin này dẫn đến những phản ứng miễn dịch quá mức, khiến tỷ lệ sốc phản vệ ở những cô gái tiêm vắc xin Gardasil cao hơn nhiều. Thậm chí có báo cáo kết luận cao hơn gấp 20 lần so với các chương trình tiêm chủng khác, thông tin trên báo Infonet cho biết.
Trước thông tin trên, đa số các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, đó là nghiên cứu, thống kê chưa có cơ sở khoa học và chưa cụ thể, vì trong nghiên cứu đó không chỉ rõ lứa tuổi nghiên cứu là bao nhiêu, lứa tuổi tiêm vắc xin là ở độ tuổi nào nên rấy khó để nhận định.
Trao đổi trên báo Khám phá, GS Nguyễn Thị Hoài Đức – Viện trưởng Viện Sức khỏe Sinh sản và gia đình cho biết, tính đến thời điểm này ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
GS Đức cho biết, có rất nhiều loại HPV lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, người ta thấy rằng hay gặp nhất là loại 16 và 18. Gần đây, là loại 31 và 45, cho đến thời điểm hiện nay vắc xin chỉ phòng được 4 loại đó là 6,11,16, 18. Do vậy, tiêm vắc xin không thể tuyệt đối phòng được tất cả các chủng virus HPV.
Theo đó, hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Cervarix, hai loại vắc xin này có thể làm giảm nguy cơ ung thư khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. Điều đáng nói, vắc xin phòng HPV chỉ có hiệu quả khi chưa bị lây nhiễm HPV hoặc chưa có quan hệ tình dục, cũng như hiệu quả tốt nhất là khi tiêm ở lứa tuổi từ 9 đến 26 tuổi, với thời gian bảo vệ là 4 – 6 năm.
Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu thống kê trên không hề cho biết rõ về các vấn đề như đối tượng phụ nữ đã có gia đình hay chưa, đã bị lây nhiễm HPV chưa và đã quan hệ tình dục hay chưa. Bởi vậy, việc nhận định vắc xin phòng HPV không có hiệu quả và gây ra nhiều phản ứng phụ là chưa chính xác và khoa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất