Tin tức - Sự kiện

Hàng xuất khẩu VN được hưởng ưu đãi GSP

GSP mới được áp dụng từ ngày 1/1/2014, loại bỏ bớt một số giới hạn và có hiệu lực trong vòng 3 năm. Theo đó, Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng, với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi sẽ tăng lên đáng kể.

(dddn) Đó là thông tin mới nhất được ông Franz Jessen - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đưa ra trong bài phát biểu tại buổi hội thảo “Qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên Minh Châu Âu (EU) - Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam” vừa tổ chức tại TP.HCM.

Theo đó, Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng, với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi sẽ tăng lên đáng kể. Các mặt hàng chủ lực dày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, cà phê, hạt tiêu...chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU.

Như vậy, các sản phẩm Việt Nam chủ yếu là giày dép, dệt may đã chính thức ra khỏi danh sách "các mục trưởng thành" của EU, được hưởng qui chế GSP từ đầu năm 2014 đến hết năm 2016. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, các doanh nghiệp nên thường xuyên tham vấn Bộ Công Thương. Vì nếu đẩy mạnh xuất khẩu vượt quá mức “trưởng thành” dẫn tới bị xóa bỏ điều kiện được hưởng GSP cho một số mặt hàng từ nước được hưởng lợi, hoặc dẫn tới việc xóa bỏ bắt buộc toàn bộ điều kiện  hưởng GSP của nước hưởng lợi.

Theo GSP mới, cơ chế trưởng thành áp dụng khi tổng nhập khẩu hàng hóa vào EU thuộc một mục của một nước vượt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ tất cả các nước đang hưởng GSP của EU trong vòng 3 năm (đối với mặt hàng dệt may là 14,5%).

Để có thể khai thác chế độ GSP của từng nước có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ qui tắc, xuất xứ, chế độ trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh, qui định về vận chuyển... Đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu...

EU hiện là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng bình quân từ 15-20%/ năm.

 

 

Minh Hương

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo