Hậu Brexit: Kinh tế Anh lao đao sau khi tách khỏi EU
Hiện tại, tỷ giá đồng bảng so với USD đã ở mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua và ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm so với đồng euro. Tuy nhiên, sự suy giảm này được dự đoán vẫn chưa chạm đáy.
Theo Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs, đồng nội tệ của nước Anh sẽ xuống mức 1,20 USD/bảng, trong khi Rabobank cho rằng đồng bảng sẽ còn hạ tiếp xuống 1,18 USD/bảng vào giữa năm 2017.
Kể từ sau Brexit đến nay, các nhà đầu tư ngày càng quan ngại hơn trước viễn cảnh Anh sẽ mất đi nhiều ưu đãi thương mại của EU. GDP của Anh cũng có nguy cơ giảm từ 5,4 đến 9,5%. Dự báo, tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 sẽ chỉ ở con số 1%, bằng một nửa tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong các năm kể từ sau thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Thêm vào đó, kinh tế Anh trong năm 2017 sẽ phải đối mặt vấn đề lạm phát gia tăng.
Bên cạnh triển vọng kinh tế u ám, đồng bảng Anh suốt tuần qua chịu nhiều sức ép sau khi Thủ tướng Theresa May ám chỉ sẽ không xây dựng một tư cách thành viên đặc biệt trong khối thị trường chung EU và không có các ưu đãi thương mại.
Hậu quả của quyết tâm "dứt tình" với ngôi nhà chung có thể sẽ làm đồng bảng bị "nhiễm độc" nặng vì phản ứng của các nhà đầu tư. Kit Juckes, chuyên gia về tiền tệ của Societe Generale bày tỏ lo ngại rằng, tình trạng yếu kém của đồng bảng có thể sẽ lan sang các tài sản khác như trái phiếu chính phủ và cổ phiếu.
Dự kiến, Anh sẽ chính thức khởi động tiến trình rút khỏi ngôi nhà chung EU vào cuối tháng 3.2017. Các cuộc đàm phán có thể kéo dài ít nhất 2 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD