CPTPP và giấc mơ thịnh vượng của Việt Nam
Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP: Công ty TNHH MTV Pinetree - Hàn Quốc / Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP: Nhà máy may Vinatex Bạc Liêu
Đồng tình với điều này, ông Lương Văn Khôi nhấn mạnh các con số chỉ được đưa ra kèm từ “có thể”.
Ông cho rằng hiện thực hóa lợi ích của CPTPP hay không phụ thuộc rất lớn vào việc Việt Nam có thể đẩy nhanh và làm tốt trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới thể chế, mô hình tăng trưởng có phù hợp với tốc độ mở cửa trong CPTPP hay không.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải có giải pháp quyết liệt và phù hợp để giải quyết tốt vấn đề "nguồn gốc xuất xứ" trong CPTPP, nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khi đó TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ KH&ĐT), lại đánh giá không có ngành nào bị bất lợi hoàn toàn cả, cần tư duy và nhìn thách thức ở góc độ hội nhập
“Nếu cứ án binh bất động, an nhiên tự tại thì làn sóng toàn cầu hóa, tự do hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn diễn ra mạnh mẽ và gây áp lực với kinh tế nước ta, bất kể ngành nào”, ông nói.
Theo ông Lưu Bích Hồ, nếu dừng lại hoặc đứng ngoài cuộc cũng không thể được yên ổn mà còn là sự thụt lùi, thua cuộc, thậm chí thua ngay trên sân nhà, vì người ta vẫn cứ tiến lên và bỏ lại chúng ta ở phía sau.
Tuy vậy, ông cho rằng vẫn cần có sự lựa chọn và điều chỉnh trong phát triển mỗi ngành kinh tế. Những ngành sẽ dễ dàng như dệt may, da giầy, đồ gỗ, đồ uống, bánh kẹo… và cũng có ngành sẽ khó khăn hơn như chăn nuôi, mía đường…
“Thuận lợi hay cơ hội không tự nhiên đến mà chỉ trở thành hiện thực nếu ta vượt qua được thách thức, đáp ứng được yêu cầu do hội nhập đặt ra. Tất cả tùy thuộc ở sự nỗ lực cải cách của Nhà nước, sự vươn lên và khả năng thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp. Thấy rõ được điều đó, chúng ta sẽ có quyết tâm và niềm tin vào triển vọng của việc tham gia CPTPP”, ông nói.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong báo cáo Việt Nam 2035, các chuyên gia đã xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam ở các mức khác nhau từ 4-7%/năm.
Nếu tăng trưởng chậm, chỉ khoảng 4%/năm, vào 2035, Việt Nam mới đạt thu nhập bình quân đầu người bằng với Thái Lan (2010) và Trung Quốc (2014). Nói cách khác, nếu kinh tế Thái Lan “đứng yên” ở năm 2010 và Trung Quốc ở năm 2014, đến năm 2035 Việt Nam mới đuổi kịp.
Theo kịch bản tăng trưởng nhanh 7%/năm, vào 2035, Việt Nam mới đuổi kịp Malaysia của năm 2013 và Hàn Quốc của năm 2002. Thậm chí, nếu tốc độ tăng trưởng đạt trên 7%/năm, Việt Nam sẽ đi nhanh hơn nữa và có thể vượt qua Hàn Quốc vào năm 2002 và Malaysia năm 2013.
Các kịch bản đều là giả định và “có thể” diễn ra hoặc là không. Tuy nhiên, cơ hội để Việt Nam đạt được tăng trưởng cao là hoàn toàn có thật, nhất là khi có CPTPP. Việt Nam sẽ có thị trường rộng mở, thu hút FDI nhiều hơn, tạo thêm sản lượng cho nhiều ngành nghề....
Các chuyên gia đều thống nhất Việt Nam cần những nhân tố đột phá để tạo thêm động lực cho tăng trưởng. Hội nhập kinh tế quốc tế chính là “cú hích” quan trọng tạo thêm động lực đó.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh CPTPP sẽ mang lại động lực gián tiếp để thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, doanh nghiệp Việt khi phát triển lớn mạnh thì cần có sân chơi lớn hơn. CPTPP chính là việc mang lại thị trường rộng lớn hơn, đặc biệt là sân chơi giữa các nước lớn với nhau.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng mục tiêu thịnh vượng không thể thiếu hội nhập kinh tế quốc tế. Và mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế không thể thiếu các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong các hiệp định đó, CPTPP là cơ hội đặc biệt.
Họ, những nhà đàm phán và các chuyên gia kinh tế, đều kỳ vọng CPTPP sẽ khiến cho khát vọng 2035 dễ dàng hiện thực hơn, biến những điều “có thể” thành sự thật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo