Đảm bảo quy tắc xuất xứ nông sản - “Chìa khóa” tận dụng EVFTA
Xuất siêu với CPTPP / Đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ thực thi Hiệp định CPTPP
Quốc hội đã chính thức thông qua EVFTA. Dự kiến ngày 1/8 tới đây, khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, hàng loạt mặt hàng nông sản sẽ được giảm thuế khi xuất khẩu vào châu Âu, đặc biệt là thủy sản, rau quả và đồ gỗ...
Với thủy sản, nếu các loại nguyên liệu và thủy sản chế biến muốn hưởng lợi về thuế quan từ EVFTA thì phải được sinh ra hoặc lớn lên tại một nước thành viên của Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên với mực và bạch tuộc, một quy định ngách của Hiệp định là Việt Nam được phép sử dụng nguyên liệu mực và bạch tuộc từ các nước ASEAN để chế biến xuất sang EU.
Tăng cường kiểm soát xuất xứ nông sản sang châu Âu
Mặc dù có 2.600 ha diện tích vùng nguyên liệu quế và hồi đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế, với nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Đức, Ý, Thụy Sĩ… những quốc gia có yêu cầu rất khắt khe của thị trường châu Âu. Tuy nhiên, để chinh phục được những thị trường này, khi mới tiếp cận doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn.
Chứng nhận hữu cơ quốc tế là tấm thẻ thông hành đầu tiên để doanh nghiệp Việt thâm nhập vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, theo đại diện doanh nghiệp, để đứng vững và khai thác hiệu quả thị trường này, một tấm thẻ này là chưa đủ.
Một trong những điều đáng lo ngại nhất của Việt Nam là khả năng đáp ứng cam kết về quy tắc xuất xứ.
Đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường châu Âu, mỗi một sản phẩm đều phải được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo tồn đa dạng thương mại sinh học, đặc biệt là truy suất nguồn gốc sản phẩm đến vùng trồng.
Hiện nông sản của Việt Nam có mặt trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ mang lại những thuận lợi cho nông sản Việt hội nhập, chinh phục các thị trường khó tính nhất.
Vậy điểm khác biệt lớn nhất trong quy tắc xuất xứ của EVFTA với các hiệp định thương mại tự do khác Việt Nam đã ký kết là gì? Làm thế nào để Việt Nam khắc phục và đáp ứng được những quy tắc đó?
Quy tắc xuất xứ trong EVFTA
Về cơ bản những nguyên tắc về quy tắc xuất xứ của EVFTA với các hiệp định thương mại tự do khác Việt Nam đã ký kết cũng tương đương nhau. Tuy nhiên EVFTA có một số khác biệt thể hiện ở một số nguyên tắc đối với các mặt hàng cụ thể. Nếu các hiệp định khác yêu cầu thủy sản phải được sinh ra và lớn lên tại các nước tham gia hiệp định, ví dụ như tại Việt Nam hoặc ở EU. Tuy nhiên EVFTA chỉ có một yêu cầu, đó là thủy sản phải sinh ra hoặc lớn lên tại các nước tham gia hiệp định. Đến lúc này, vẫn còn nhiều trở ngại mà DN Việt cần phải vượt qua.
Một trong những điều đáng lo ngại nhất của Việt Nam là khả năng đáp ứng cam kết về quy tắc xuất xứ, bởi phần lớn nguồn nguyên phụ liệu sản xuất của Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài, nếu không đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ % tối đa được phép của nguyên liệu nhập khẩu thì không được áp dụng ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó là việc đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm; các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và kiểm dịch động thực vật (SPS)...
"Rào cản thuế quan được gỡ bỏ nhưng rõ ràng rào cản phi thuế quan như: yêu cầu rào cản về TBT hoặc SPS; quy định về sở hữu trí tuệ, về lao động, về môi trường. Để hàng hóa xuất khẩu sang châu Âu, yêu cầu này cũng được đặt ra và chúng ta phải tuân thủ" - ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng, làm ăn với đối tác châu Âu, doanh nghiệp Việt phải vượt qua chính mình, đặc biệt trong việc thiết lập các chuỗi cung ứng và tiêu thụ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo