Hiệp định CPTPP

EVFTA và 'cuộc chiến' sữa nội - ngoại: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Thực phẩm châu Âu đang nhắm vào thị trường Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), liệu thực phẩm Việt nói chung và ngành sữa nói riêng có đủ sức cạnh tranh ngay trên “sân nhà”? Nếu nhìn vào những nỗ lực của ngành sữa Việt đang làm sẽ thấy điều đó không quá khó.

Xuất khẩu tôm sang EU tăng 10% sau khi EVFTA có hiệu lực / Tận dụng EVFTA, gần 300 tấn cà phê được xuất khẩu sang EU

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp.HCM (FFA), đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất & thương mại Tân Quang Minh, nhận định một trong những thách thức lớn với các doanh nghiệp (DN) thực phẩm Việt Nam trên “sân nhà” sau khi EVFTA có hiệu lực là phải chạy đua với công nghệ cao thì mới mong đuổi kịp với hàng hoá thực phẩm châu Âu.

Sức ép cạnh tranh lớn

Ngoài ra, một thách thức khác, theo ông Hiến, đó là các DN thực phẩm Việt đang rất cần nhiều thông tin về các DN châu Âu. Và các tham tán thương mại cần nắm bắt thông tin về các DN châu Âu để giúp DN Việt trong lúc này.

HINH-A-1717-1600743369.jpg

Nếu đầu tư đúng hướng thì ngành sữa Việt sẽ đủ sức cạnh tranh sữa châu Âu ngay trên “sân nhà”.

Qua tiếp xúc gần đây của Thời báo Kinh Doanh với một số lãnh đạo DN thực phẩm ở châu Âu trong các đợt xúc tiến thương mại tại thị trường Tp.HCM thì họ cho rằng thị trường thực phẩm ở Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, chính là cơ hội để họ thâm nhập sâu sau khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020.

Thực tế cho thấy nhiều nước EU có khả năng xuất khẩu rất mạnh các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt lợn, bò, gà, sữa…vào thị trường Việt Nam. Trong EVFTA, các mặt hàng thịt lợn nhập từ EU đang chịu thuế 15 - 27% sẽ giảm về 0% theo lộ trình 10 năm. Trong khi đó, giá bán lẻ của Việt Nam cao hơn từ 20 - 25% so với giá thịt đông lạnh.

Thịt heo đông lạnh từ EU nhập vào Việt Nam sẽ giảm từ mức thuế từ 13,1% xuống còn 11,2% và 9,3% trong hai năm 2021 - 2022. Còn thịt bò đông lạnh sẽ giảm thuế từ 15% xuống còn 10% và 5% trong hai năm tiếp theo...

Đối với ngành sữa, thuế nhập khẩu sẽ giảm trong vòng 3 năm, như vậy sẽ cạnh tranh gay gắt với sữa bột và các sản phẩm sữa trong nước. Chi phí sản xuất sữa bò ở Việt Nam cũng cao hơn EU, cùng với năng suất trung bình thấp khiến lợi thế sản xuất sữa của Việt Nam thấp hơn EU.

Rõ ràng, trước những lợi thế như vậy thì việc một số mặt hàng thực phẩm châuÂu thừa sức chiếm thế thượng phong so với DN nội địa tại thị trường Việt là khó tránh khỏi.

 

Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng trước sức ép cạnh tranh như vậy có thể lại là động lực để một số DN thực phẩm nội địa cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất nhằm cho ra mắt những sản phẩm có chất lượng ngang ngửa thực phẩm châu Âu và có giá cả hợp lý để đủ sức cạnh tranh trên “sân nhà”.

Điển hình như hôm 21/9, một DN thuần Việt như CTCP thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đã cho ra mắt dòng sản phẩm sữa tươi 100 điểm NutiMilk với 3.5g Đạm và 4.0g Béo trên 100 ml, được cho là có hàm lượng dinh dưỡng tương đương sữa châuÂu.

Khẳng định vị thế sữa Việt

Trong khi đó, đối với các sản phẩm sữa tươi nguyên chất nội địa tại Việt Nam, theo bà Ngô Thị Diễm Trang, Phó Giám đốc Công ty Nghiên cứu Thị trường Ipsos tại Việt Nam, hàm lượng đạm đang ở mức từ 2.9g đến 3.2g, còn hàm lượng chất béo từ 3.2g đến 3.9g trong 100ml sữa.

Đánh giá cao chất lượng sản phẩm sữa tươi mới “ra lò” nêu trên, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: Với 3.5g Đạm – 4.0g Béo trong 100ml sữa tươi, chất lượng này tương đương với sữa của châu Âu và là một trong những yếu tố rất quan trọng để chúng ta vừa cạnh tranh trên “sân nhà” vừa có thể đặt chân vào thị trường khắt khe như EU, đặc biệt trong thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

 

Thực ra, để tạo ra được sản phẩm sữa tươi có chất lượng vượt trội theo chuẩn cao của thế giới như vậy, bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc NutiFood, cho biết phía công ty đã phải có sự chuẩn bị từ cách đây 2 năm, nhất là việc mua lại trang trại bò sữa của Hoàng Anh Gia Lai.

Trang trại này với diện tích rộng hơn 100ha tại cao nguyên Gia Lai (xã Đăk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Sau 2 năm cải tạo, đầu tư, nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật nông nghiệp cao cho hoạt động chăn nuôi và sản xuất sữa tươi theo tiêu chuẩn châu Âu, chuẩn VietGap, GlobalGap thì trang trại đã cho ra kết quả ấn tượng với nguồn sữa tươi chất lượng cao vượt trội 3.5g Đạm – 4.0g Béo trong 100ml, tương đương chất lượng sữa tươi ngoại nhập.

Theo ông Phùng Đức Tiến, rất cần phát huy hướng đi của DN như vậy để chúng ta khẳng định vị thế của ngành sữa Việt trên thị trường quốc tế.Thời gian qua, sữa của Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc chính ngạch với 4 công ty và 5 nhà máy, còn một số công ty và nhà máy nữa vẫn tiếp tục đàm phán để khẳng định chung chất lượng sữa của Việt Nam rất tốt.

Ông Tiến cho rằng các DN muốn có sản phẩm sữa có sức cạnh tranh, kể cả trong nước và thị trường xuất khẩu, điển hình như Châu Âu, đặc biệt khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 thì cần theo một chuỗi khác biệt.

Và chính chuỗi công ty đó mới ra được sản phẩm cuối cùng để đạt quy chuẩn của các thị trường. Như với ngành chăn nuôi phải có đầu vào, chuẩn chế biến với trình độ công nghệ cao đạt an toàn thực phẩm và chất lượng. Đây là những điều tất yếu mà các DN ngành thực phẩm nội địa phải tham gia nếu muốn cạnh tranh với thực phẩm châu Âu trên “sân nhà” lẫn “sân khách”.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm