Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP: Tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ

(DNVN)- Ngày 14/1, Hiệp định CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP, Hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP, nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ.

CPTPP: Canada bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột / Porsche lập kỷ lục về doanh số, bán nhiều nhất tại Trung Quốc


20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.

Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

Theo nhận định của các chuyên gia thì, cơ hội và thách thức từ CPTPP, phụ thuộc rất lớn vào năng lực nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức của chính Việt Nam.

Rõ ràng là Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn là thị trường đã mở, nhưng các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt ký điều kiện được cho là hết sức ngặt nghèo thì mới tham gia được.

Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông David Hà (Canada) tư vấn cho SME: Từ ngày 14/1, các nhà đầu tư về cổ phiếu, bất động sản, cổ phần, FDI... của công dân Canada, Australia, Neussland, Nhật Bản và Singapore và Mexico tại Việt Nam đều được Hiệp định CPTPP bảo đảm. Các tranh chấp giữa các doanh nghiệp này sẽ được giải quyết theo các cam kết trong hiệp định. Nếu vi phạm các cam kết thì được xem xét bởi tòa án độc lập.

Linh Trần
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm