Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu đồ nội thất gỗ Việt Nam tận dụng CPTPP để tăng tỉ trọng tại Nhật Bản

Trong khi nhiều thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn của Nhật Bản sụt giảm về lượng và giá trị thì Việt Nam là một trong những thị trường đang tăng trưởng đáng chú ý nhờ tận dụng các cam kết của CPTPP.

Chuẩn bị tốt cho thị trường EU / Thực thi EVFTA: Nhà nước, doanh nghiệp chung tay

Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 10/1 của Bộ Công Thương dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết nhập khẩu đồ nội thất bằnggỗcủa Nhật Bản trong 11 tháng năm 2019 đạt 679.470 tấn, trị giá gần 230 tỉ yen, tương đương với 2,12 tỉ USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với cùng kì năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 11 tháng năm 2019 đạt 337.400 yen/tấn, giảm gần 1% so với 11 tháng năm 2018.

Ảnh: Như Huỳnh.
Ảnh: Như Huỳnh.

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia, tỉ trọng nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm tới 82,1% tổng nhập khẩu trong 11 tháng năm 2019.

Trong đó, Nhật Bản giảm tỉ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc và tăng tỉ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam.

Đáng chú ý, trong ba thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ cho Nhật Bản thì Việt Nam là thị trường cung cấp có lượng và trị giá đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 11 tháng đầu năm 2019 với mức tăng lần lượt 7,4% và gần 7%.

Điều này cho thấy,doanh nghiệpxuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Bộ Công Thương nhận định.

 

Ngoài ra, trong giai đoạn này Nhật Bản còn nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường khác như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan…

 gỗ - Ảnh 1.
10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Nhật Bản 11 tháng năm 2019. Nguồn: Bộ Công Thương/Cơ quan Hải quan Nhật Bản.

Trong 11 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Nhật Bản đạt 389.400 tấn, trị giá gần 115,3 tỉ yen, tương đương 1,06 tỉ USD, tăng 0,4% về lượng và giảm 0,2% về trị giá so với cùng kì năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này đạt hơn 296.000 yen/tấn, giảm 0,5% so với cùng 11 tháng năm 2018. Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia là ba thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cho Nhật Bản.

Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161 + 940169) Nhật Bản nhập khẩu trong 11 tháng năm 2019 đạt hơn 137.000 tấn, trị giá 72,8 tỉ yen, tương đương 674 triệu USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 2,3% về trị giá so với cùng kì năm trước.

Đáng chú ý, trong ba thị trường cung cấp chính là Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan thì Nhật Bản tăng nhập khẩu ghế khung gỗ từ Việt Nam đạt hơn 30.000 tấn, trị giá 14 tỉ yen, tương đương gần 130 triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng hơn 14% về trị giá.

 

Cũng trong thời gian này, Nhật Bản tăng nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340) với kim ngạch đạt 42.800 tấn, trị giá hơn 16 tỉ yen, tương đương 150 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng gần 10% về trị giá.

Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này đạt 378.400 yen/tấn, giảm 3,7% so với cùng kì năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất nhà bếp lớn nhất cho Nhật Bản đạt 23.700 tấn, trị giá 6,2 tỉ yen, tương đương với 57,4 triệu USD, tăng 22,4% về lượng và tăng 22,4% về trị giá. Tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 55,6% tổng lượng nhập khẩu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm