Hiệp định VCUFTA: Hướng mới cho xuất khẩu của Việt Nam
(congthuong) Theo nghiên cứu về tác động của VCUFTA đối với thương mại hai chiều, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam có thể tăng 75%, Belarus tăng 83%, Kazakhstan tăng 83%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga tăng 63%, Belarus tăng 41% và Kazakhstan tăng 8%...
Song song với những thuận lợi, Việt Nam sẽ cần phải vượt qua một số thách thức không nhỏ để hưởng lợi từ VCUFTA. Với khả năng cạnh tranh như hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu nhập khẩu của Liên minh Hải quan (LMHQ), thể hiện ở giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của LMHQ.
Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa được làm quen với thói quen tiêu dùng của người dân Nga và các nước SNG, chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều về các yêu cầu về luật pháp, hệ thống kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật khá đặc thù của thị trường này. Thông tin, tài liệu về quy định của phía bạn chủ yếu bằng tiếng Nga khiến việc tìm hiểu thị trường gặp nhiều khó khăn...
Một trong những khó khăn chung đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới là sức ép cạnh tranh sẽ đến từ các đối thủ thuộc các nước có trình độ phát triển hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng, sự gia tăng cạnh tranh của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ có thể gây tác động bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. Trong dài hạn, một môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch sẽ thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh giao lưu thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Chẳng hạn, việc thành lập Ngân hàng liên doanh Việt- Nga (VRB) sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng trong nước vì Nga vốn là nước rất mạnh về công nghệ tài chính- ngân hàng nhưng đồng thời góp phần khai thông việc thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt- Nga. Các ngân hàng Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung sẽ buộc phải hoàn thiện dịch vụ của mình để cạnh tranh.
Khi VCUFTA hình thành, các dự án đầu tư từ các nước Nga, Belarus và Kazakhstan sẽ tăng mạnh tại Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực như năng lượng, chế tạo máy, hóa chất... Việt Nam cần sớm chủ động, thực hiện đồng bộ từ khâu phê duyệt dự án FDI tới việc giám sát thực hiện dự án, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản hiệu quả, thực hiện nghiêm túc quy trình về chuyển giao công nghệ, nghĩa vụ đối với người lao động...
Trong khoảng thời gian 2- 3 năm từ nay cho đến khi kết thúc đàm phán VCUFTA, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần sát cánh để sớm tìm biện pháp khắc phục nhược điểm, tận dụng ngay những ưu đãi. Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Nga), triển khai ngay nghiên cứu thị trường và hệ thống văn bản pháp lý của LMHQ; sớm có kế hoạch điều chỉnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này, đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp cận tốt nhu cầu và thị hiếu người dân. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể sẽ cần một số điều chỉnh về tổ chức, đưa ra các cơ chế thích hợp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các ưu đãi của VCUFTA.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam