Hiểu kỹ vay tiêu dùng để tránh rủi ro
Do đó, người vay cần tìm hiểu kỹ các món vay, lãi suất, hạn mức… sao cho phù hợp với khả năng trả nợ để tránh rủi ro không đáng có.
Lãi suất đi kèm “khẩu vị” rủi ro
Theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương trong giai đoạn 10 năm (2007 - 2017), lĩnh vực cho vay tiêu dùng liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 20%/năm, đạt quy mô 646.000 tỉ đồng, phục vụ 20 triệu lượt khách hàng trên cả nước. Dư địa của thị trường tài chính tiêu dùng vẫn rất lạc quan với mức tăng trưởng 25 - 30%/năm trong những năm sắp tới.
Tại VN, loại hình công ty này đang phát triển khá nhanh với sự góp mặt của nhiều công ty. Các công ty này đang dần chiếm lĩnh thị trường cho vay tài chính đáp ứng nhu cầu mua nhà, mua xe của người dân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên, mức lãi suất ở mức khá cao. Theo TS Cấn Văn Lực, ngân hàng đòi hỏi thủ tục khắt khe, tài sản thế chấp lớn, trong khi đó công ty tài chính thủ tục đơn giản, nhiều món vay không cần tài sản đảm bảo. “Riêng công ty tài chính, tất cả đều dựa trên thỏa thuận, sự thuận tiện, thủ tục nhanh gọn, tài sản chứng minh không cần nhiều thì đương nhiên lãi suất sẽ phải cao hơn”, TS Lực nói.
Do xuất phát từ thỏa thuận nên TS Lực khuyến nghị, trước khi nộp đơn yêu cầu khoản vay tín chấp, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ dịch vụ, cân đối mức thu nhập và khả năng trả nợ, khẩu vị chấp nhận rủi ro của từng người. Ngoài ra, khách hàng cần đọc và hiểu rõ nội dung hợp đồng và chỉ ký hợp đồng khi hiểu rõ trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình để có thể đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn, tránh những rủi ro khiếu nại không đáng có.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, khi nói tới khía cạnh lãi suất cao của cho vay tiêu dùng thì nên hiểu rằng, rủi ro cao sẽ song hành với lãi suất cao là chuyện đương nhiên. “Cao ở đây là so với các khoản vay giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo, chứ nếu so với những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp thì lãi suất này mới chỉ đủ bù cho các chi phí vận hành”, TS Nghĩa nhấn mạnh.
Đẩy lùi tín dụng đen
Chia sẻ quan điểm trên, ThS Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng, Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho rằng, khi đánh giá lãi suất cao cần phải có sự so sánh, bởi nếu chẳng hạn so với sản phẩm tín dụng có tài sản đảm bảo của ngân hàng rõ ràng là cao, nhưng so với lãi suất thẻ tín dụng của ngân hàng (từ 20-30%) thì lại bình thường.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cũng cho rằng, hiện nay mức thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, nên các công ty tài chính cũng phải căn cứ vào đó để đưa ra mặt bằng lãi suất phù hợp hơn.
Nhìn rộng hơn vấn đề lãi suất, chuyên gia tài chính, TS Lê Xuân Nghĩa phân tích thêm, trên thực tế các công ty tài chính cũng làm gia tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận tín dụng tiêu dùng với các thủ tục được đơn giản. Đặc biệt, trong bối cảnh tín dụng đen hoạt động phi pháp, là u nhọt của thị trường tài chính VN. Do đó, ông Nghĩa cho rằng, đã đến lúc phải dẹp bỏ tín dụng đen, tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động nhưng phải minh bạch, chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, một đóng góp quan trọng của các công ty tài chính với xã hội đó là đã tạo được hàng chục nghìn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp vốn vẫn làm đau đầu các nhà quản lý khắp thế giới. Thống kê cho thấy, chỉ riêng FE Credit đã có trên 15.000 lao động, Home Credit và HD Saison có khoảng 10.000 nhân sự mỗi công ty, Prudential Finance cũng có khoảng 6.000 người, chưa kể các đối tượng cộng tác viên hỗ trợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước