Hoa quả nội đánh bật hàng Trung Quốc
Nói không với hoa quả Trung Quốc
Nhiều năm nay, hiện tượng người tiêu dùng mua hoa quả Trung Quốc như cam, quýt, táo, lê… về sử dụng, nhưng để cả tuần, cả tháng mà vỏ ngoài vẫn tươi, đã khiến người tiêu dùng cảnh giác hơn.
Thêm vào đó, từ đầu năm 2012 tới nay, nhiều nghi án về chất lượng thực phẩm Trung Quốc, trong đó có rau quả “bẩn”, người tiêu dùng đã bắt đầu nói “không” với nhóm thực phẩm này.
Tháng 5 vừa qua, người tiêu dùng được một phen rúng động khi báo chí Trung Quốc đưa tin về việc nông dân vùng Sơn Đông dùng formaldehyde để phun lên rau cải thảo để rau tươi lâu hơn.
Cơn chấn động còn chưa hết thì vào giữa tháng 6, nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng thừa nhận nông dân trồng táo vùng Yên Đài đã dùng túi có tẩm thuốc bảo vệ thực vật độc hại bọc táo ngay từ khi quả còn ở trên cây.
Đáng nói, loại táo bị bảo quản bằng túi là táo đỏ Fuji nổi tiếng của Trung Quốc, chiếm đến 40% lượng táo đỏ Fuji trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Tổng cục Thống kê cho hay, lượng táo và lê nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến hơn 48% trên thị trường Việt Nam.
Sau các sự việc nói trên, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) đã lấy mẫu trên khắp cả nước, trọng tâm là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để phân tích, kiểm tra.
Một số các mẫu rau cải thảo, các mẫu táo đỏ Fuji được phát hiện có formaldehyde, chất Thiram và asen nhưng đều dưới ngưỡng cho phép. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn không yên tâm với kết quả kiểm tra này.
Được giá
Người tiêu dùng đã cảnh giác và tẩy dần chay đối với các loại hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, hoa quả nội thời gian qua đã và đang được chọn mua nhiều rõ rệt. Hiện, các loại hoa quả như nhãn, vải, cam, thanh long, chôm chôm, xoài… được ưa chuộng.
Trên khắp các quầy hàng hoa quả cũng như tại các chợ dân sinh, lượng hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc như táo, lê, dưa vàng… đã giảm đáng kể.
Chị Hoa - một tiểu thương buôn bán hoa quả ở chợ Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Thời điểm này, nhiều loại hoa quả trong nước đang vào vụ thu hoạch rộ như vải, nhãn, xoài, chôm chôm, nên lượng tiêu dùng hàng ngày lấn át. Còn, với hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc như táo, lê, ổi, dưa vàng, không mấy người hỏi mua, có lấy về cũng ế”.
Trong vòng 2 tháng qua, do tốc độ tiêu thụ của hoa quả nội tăng mạnh, nên giá một số loại đã tăng chóng mặt.
Đơn cử như mặt hàng vải, cách đây khoảng 10-15 ngày, giá vải tươi chỉ từ 10.000-15.000 đồng/kg, hiện giá đã tăng lên mức 25.000-27.000 đồng/kg; nhãn 60.000-70.000 đồng/kg, cam sành 60.000 đồng/kg…
Anh Tuấn Anh ở phố Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, việc tẩy chay đối với hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở những loại mà người tiêu dùng dễ dàng phân biệt như táo bột, dưa vàng, lê.
Còn với những loại hoa quả đã được gắn nhãn mác cao cấp như táo Fuji Australia, nho Mỹ… người tiêu dùng vẫn không thể phân biệt được.
Theo tiết lộ từ một chuyên gia ngành nông nghiệp, do Trung Quốc có điều kiện về thổ nhưỡng, cộng với khí hậu lạnh sâu, nên những loại hoa quả đặc sản của vùng châu Âu, châu Úc đều có thể trồng ở Trung Quốc, kể cả như kiwi, cherry, lê thiên đường…
Theo DV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 20/11/2024: USD giảm giá, tín hiệu tích cực từ chính sách Fed
Giá vàng trong nước ngày 20/11: Tăng theo xu hướng vàng thế giới
Thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc
Công bố 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
Giá vàng thế giới ngày 20/11: Căng thẳng Nga - Ukraine khiến giá vàng đạt đỉnh một tuần