Hơn 3,2 triệu HSSV được vay vốn ưu đãi để chi phí học tập
Theo đó, tính đến nay, sau hơn 8 năm nỗ lực triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, tổng doanh số cho vay của NHCSXH đạt gần 55.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt trên 25.000 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định.
Thông qua các hộ gia đình, chương trình đã cho hơn 3,2 triệu lượt HSSV vay vốn để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường. Hiện nay, khoảng 1,1 triệu hộ gia đình đang còn dư nợ tại NHCSXH, đại diện cho trên 1,3 triệu HSSV vay vốn đi học. Mức cho vay của chương trình hiện tại là 1.100.000 đồng/tháng/HSSV, lãi suất 6,6%/năm (0,55%/tháng).
Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay đối với sinh viên đại học đạt trên 13.000 tỷ đồng với hơn 643.000 HSSV, chiếm 55,09% tổng số HSSV đang vay vốn tại NHCSXH; dư nợ cho vay đối với sinh viên cao đẳng đạt gần 8.000 tỷ đồng với trên 437.000 HSSV, chiếm 31,63% tổng số HSSV đang vay vốn tại NHCSXH; dư nợ cho vay đối với học sinh trung cấp đạt trên 2.500 tỷ đồng, với gần 179 nghìn HSSV, chiếm 10,34% tổng số HSSV đang vay vốn tại NHCSXH; dư nợ cho vay đối với nhóm học sinh học nghề (bao gồm trung cấp nghề và sơ cấp nghề) đạt gần 376 tỷ đồng, với trên 26.000 HSSV, chiếm 1,53% tổng số HSSV đang vay vốn tại NHCSXH.
Kết quả đạt được cho thấy, chính sách tín dụng đối với HSSV là chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg là hết sức đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.
Đây là một chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao; việc triển khai thực hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương, từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chương trình đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm sự bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển