HSBC: Tiền đồng có thể giảm giá thêm 2% trong 2015
Trong báo cáo đánh giá về động thái tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 1% và nới biên độ tỷ giá từ 1% lên 3% của NHNN, HSBC cho rằng nỗi lo sợ tỷ giá sẽ làm tổn thương khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ sở.
Nguyên nhân phá giá tiền đồng?
Theo đánh giá của HSBC, động thái phá giá của NHNN nêu bật những thách thức sâu sắc mà tiền đồng đang phải đối mặt trong thời điểm hiện tại. Động thái này cũng ghi dấu một sự thay đổi đáng ghi nhận về chính sách tỷ giá của NHNN mà từ đầu năm đã tuyên bố là không muốn giảm giá tiền đồng so với USD quá 2% trong năm 2015.
Những thay đổi mới đây của cơ cấu xác định tỷ giá đồng Nhân dân tệ và việc ngân hàng Trung ương Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ, theo HSBC, có lẽ là những lý do quan trọng nhất nằm sau quyết định giảm giá tiền đồng của NHNN.
Theo HSBC, tiền đồng đã tăng 9% so với năm trước trên cơ sở tính tỉ giá hối đoái hiệu quả thực, đây là mức độ tăng giá nhanh nhất kể từ năm 2000. Nỗi lo sợ tỉ giá sẽ làm tổn thương khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam có căn cứ. Quyết định giảm giá tiền đồng là một động thái đi trước để giảm áp lực của ngoại tệ trước khả năng FED bắt tay vào chu kỳ siết chặt trước khi kết thúc năm 2015.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tới 21% tổng thương mại. Một đồng nhân dân tệ yếu hơn sẽ làm trầm trọng hơn nỗi lo sợ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm sút, từ đó có thể đẩy cán cân thương mại của Việt Nam rơi vào ngưỡng thâm hụt sâu hơn. NHNN hiện nay cũng có nhiều dư địa để thực hiện việc giảm giá tiền đồng.
Lạm phát đang ở mức thấp lịch sử nhờ vào giá dầu trên toàn cầu giảm, và có ít lo ngại việc tỉ giá suy yếu sẽ dẫn đến việc giá cả tăng vọt. Thêm nữa, lãi suất thực cao hơn cũng giảm thiểu nhiều rủi ro từ các dòng vốn nội địa chảy ra ngoài.
Việt Nam hiện đang có mức thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay do nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá vốn cần thiết để đầu tư. Tuy nhiên, thâm hụt song phương với Trung Quốc đặc biệt lớn. Trung Quốc chiếm khoảng 10% xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại chiếm 30% lượng hàng nhập khẩu, một tỉ lệ ngày càng phát triển có lợi cho Trung Quốc.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, theo Hải quan Việt Nam, thâm hụt thương mại song phương đã tăng 30,2% ở mức 19,4 tỉ USD, một mức cao kỷ lục. Một phần của con số này được phản ánh ở con số nhập khẩu thiết bị điện tử và các thành phần công nghiệp hoá đó rất cần thiết cho việc hội nhập chuỗi cung ứng và đầu tư vốn vào Việt Nam, một phần đáng kể khác là ở mặt hàng may mặc và giày dép - những mặt hàng Việt Nam đang cạnh tranh tương đương với Trung Quốc.
Hơn nữa, hàng hóa Việt Nam đang cạnh tranh ngày càng mạnh với Trung Quốc tại các thị trường quốc tế, và có một mức độ cạnh tranh tương đương với Trung Quốc ở các ngành công nghiệp non trẻ mà Việt Nam đang cố gắng phát triển, chủ yếu là sản xuất ôtô và đóng tàu.
Từ quan điểm kinh tế cơ bản, nền kinh tế có thể chịu được việc tiền đồng giảm giá lần thứ ba trong năm nay. Lạm phát đang ở mức thấp kỷ lục trong vài tháng gần đây. Việc giảm giá tiền đồng và nới rộng biên độ giao dịch không chỉ để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Động thái này một phần nhằm chuẩn bị cho các biến động trong tương lai khi FED tăng lãi suất vào đầu tháng 9. VN cần đảm bảo rằng xuất khẩu không bị mất khả năng cạnh tranh so với các nước láng giềng trong khu vực.
Tiền đồng có thể giảm giá thêm 2% trong 2015
HSBC cũng cho rằng, điều này cũng đã được NHNN thể hiện rõ khi quyết định giảm giá tiền đồng là một động thái đi trước để giảm áp lực của ngoại tệ trước khả năng FED bắt tay vào chu kỳ siết chặt trước khi kết thúc năm 2015.
Không giống như cách đây vài năm, NHNN hiện nay cũng có nhiều dư địa để thực hiện việc giảm giá tiền đồng. Lạm phát đang ở mực thấp lịch sử nhờ vào giá dầu trên toàn cầu giảm, và có ít lo ngại việc tỷ giá suy yếu sẽ dẫn đến việc giá cả tăng vọt. Thêm nữa, lãi suất thực cao hơn cũng giảm thiểu nhiều rủi ro từ các dòng vốn nội địa chảy ra ngoài.
HSBC kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ còn giảm giá thêm khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho phép tỷ giá do thị trường quyết định trong khi cũng đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Đồng thời, HSBC đánh giá quyết định giảm giá tiền đồng là một động thái đi trước để giảm áp lực trước khả năng Fed bắt tay vào chu kỳ xiết chặt trước khi kết thúc năm 2015.
"Điều này cũng có nghĩa rằng NHNN sẽ phải thực hiện việc giảm giá tiền đồng thêm nữa nếu như muốn các doanh nghiệp xuất khẩu duy trì trì năng lực cạnh tranh với Trung Quốc. Ngoài ra, nếu như FED bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay, tiền đồng cũng đối mặt với áp lực đồng tiền xuất ngoại thêm nữa”, HSBC nhận định.
NHNN rõ ràng có nguồn dự trữ ngoại tệ mà họ có thể sử dụng để duy trì một vài ngoại tệ ổn định. Nhưng theo đánh giá của bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính trong tháng 4 vừa qua nói rằng, việc Chính phủ Việt Nam có thể vay tiền từ các nguồn dự trữ của NHNN đã làm sứt mẻ thêm lòng tin của các nhà đầu tư vào tiền đồng và có thể dẫn đến việc NHNN bị mất mức độ tín nhiệm. Mặc dù NHNN đã cải thiện nguồn dự trữ ngoại tệ, nhưng mức dự trữ vẫn đang thấp hơn so với hấu hết các cách tính tập quán. Nếu như tỷ lệ dự trữ ngoại tệ của NHNN được sử dụng nhằm cấp vốn cho các dự án Chính phủ, điều này sẽ khiến NHNN thiếu cơ sở để giúp họ thực hiện cam kết của mình.
Tuy nhiên, HSBC không nghĩ rằng đồng Việt Nam sẽ giảm giá mạnh từ nay về sau. Nền kinh tế Việt Nam thực sự là một trong những điểm sáng trong khu vực châu Á. Nhu cầu nội địa đã hồi phục và cán cân thanh toán cân bằng hơn cộng với mức độ lạm phát thấp và lãi suất thực tế khá cao cho phép các chính sách tỷ giá trở nên linh động hơn trong khả năng kiểm soát nhu cầu USD. Ngoài ra, nợ nước ngoài của Việt Nam cao hạn chế cơ hội cho NHNN điều chỉnh tiền đồng quá nhanh.
Chính vì vậy, HSBC quyết định chỉnh sửa dự báo của mình và hiện nay chúng tôi kỳ vọng tiền đồng sẽ giảm giá thêm so với USD là 2% trong năm 2015 và thêm 2% nữa trong năm 2016. Dự báo cuối năm 2015 tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 22.800 và cuối năm 2016 là 23.300.
End of content
Không có tin nào tiếp theo