IMF: Kinh tế Trung Quốc bất ổn ảnh hưởng đến toàn cầu
Ngày 2/9, Giám đốc IMF – bà Christine Lagarde đã cảnh báo tăng trưởng toàn cầu sẽ thấp hơn so với dự đoán trước đó, đồng thời báo động các nền kinh tế mới nổi trước cơn sốc tiềm tàng từ sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc trong một bài phát biểu tại Jakarta (Indonesia).
Theo đó, các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục đối diện với nguy cơ mất động lực tăng trưởng sau những biến cố gần đây trên thị trường toàn cầu, mà những lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc là yếu tố đóng vai trò then chốt.
Cũng trong báo cáo của IMF, triển vọng kinh tế toàn cầu trong 6 tháng cuối năm, nhất là các nền kinh tế mới nổi, sẽ không mấy sáng sủa do chịu tác động từ các yếu tố cơ bản gồm kinh tế Trung Quốc suy giảm, thị trường tài chính biến động và thị trường nguyên liệu thô không ổn định.
IMF cho rằng chỉ số kinh tế không khả quan của Trung Quốc trong thời gian qua và một số yếu tố khác như sự đảo ngược của luồng vốn đã làm gia tăng nguy cơ đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc, từ một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức hơn 7% chuyển sang giai đoạn chững lại, gây ra những tác động lớn hơn dự báo, thể hiện qua những biến động về giá cả các hàng hóa quan trọng và trên thị trường chứng khoán thế giới.
Bên cạnh đó, áp lực suy giảm đã đặt nặng lên các thị trường mới nổi châu Á, tiêu biểu là việc đồng ringgit của Malaysia giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, cho thấy sức ảnh hưởng một khi người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc gặp vấn đề. Tuy nhiên, bà Christine Lagarde cũng kỳ vọng khu vực châu Á sẽ tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của toàn cầu, chỉ là với tốc độ chậm hơn trước.
Bà Christine Lagarde cho biết thêm: Thị trường chứng khoán bi đát, các dữ liệu từ tăng trưởng và chỉ số sản xuất thấp và một loạt dữ liệu yếu kém của Trung Quốc không chỉ gây nhiều rủi ro cho nước này mà còn đặt các nỗ lực cải cách và cứu chữa của Chính phủ Trung Quốc không đạt được hiệu quả”.
IMF nhận định, khi kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới tăng trưởng chậm lại, điều đó sẽ khiến cho các nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn bởi Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, cơ sở sản xuất của nhiều hãng, tập đoàn lớn của thế giới….
Tuy nhiên, giám đốc IMF cũng lên tiếng trấn an rằng, chính quyền Trung Quốc đang có những bước đi đúng đắn để vực dậy nền kinh tế theo định hướng thị trường. Và tất nhiên, trước mỗi cuộc cải cách lớn để tìm ra cũng như hoàn thiện mô hình tăng trưởng bền vững, bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua một giai đoạn biến động mạnh của thị trường tài chính.
Với trường hợp của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, những biến động này đã lan cả tới các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, dù tăng trưởng Trung Quốc có chậm lại, nhưng đà giảm không đột ngột và nằm trong tầm dự đoán, do đó các chính quyền các nước vẫn có thể kịp thời sử dụng các công cụ chính sách, tài chính để đối diện với những biến động trong giai đoạn chuyển dịch này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines