Quốc tế

Indonesia đưa "chim ưng" F-16 ra biển Đông chống “trộm”

(DNVN) - Theo Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, nước này sẽ đưa "chim ưng" F-16 ra biển Đông chống “trộm”. Động thái này diễn ra sau vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và tàu của Indonesia.

Tin tức trên báo Vntinnhanh, chưa đầy 2 tuần sau vụ đụng độ giữa tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và tàu của Indonesia, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho biết nước này sẽ triển khai máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo đến đảo Natuna để “chống" trộm.

"Đảo Natuna là một cánh cửa, nếu cửa không được bảo vệ thì kẻ trộm sẽ đến bên trong. Tất cả sự việc rắc rối trước đây xảy ra là bởi tới bây giờ chúng tôi vẫn chưa bảo vệ đảo này. Đây thể hiện sự tôn trọng với đất nước"- Bộ trưởng Quốc phòng Ryacudu nói.

 "Chim ưng" F-16 ra biển Đông chống “trộm” . Ảnh báo Ngày nay.

Ông Ryamizard Ryacudu cho biết, ngoài việc triển khai máy bay đến đảo Natuna quân đội Indonesia còn dự định triển khai nhiều lực lượng mới, gồm cả thủy quân lực chiến, không quân và 3 tàu khu trục. Ông cũng hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận mua lại 8-10 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 của Nga trong chuyến thăm Nga vào tháng này. 
Trước đó, theo thông tin trong cuộc họp báo phía Indonesia cho biết, ngày 19/3, một tàu cá trọng tải 300 tấn, có tên Kway Fey 10078 của Trung Quốc gồm 8 thủy thủ trên tàu Trung Quốc đã bị bắt do đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Tờ Ngày nay thông tin.

Trong khi tàu tuần tra KP Hui 11 của Bộ nghề cá và hải sự Indonesia đưa 3 viên chức Indonesia lên tàu Kway Fey để tiến hành di lý thì một tàu của lực lượng Tuần tra Bờ biển Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu Kway Fey hòng tìm cách cản trở quá trình bắt giữ.
Lúc này, tàu KP Hui 11 đã liên lạc với Hải quân Indonesia tại đảo Natuna để điều một xuồng cao su ra ứng phó. Ngay lập tức một tàu tuần tra khác của Trung Quốc cũng xuất hiện đồng thời gần tàu Kway Fey.

Để tránh tình trạng đối đầu gây căng thẳng các viên chức Indonesia đã buộc phải rời tàu Kway Fey, trở lại tàu KP Hui. Lực lượng tuần tra bờ biển cũng đưa con tàu cá trái phép rời khỏi khu vực lãnh hải của Indonesia. Sau vụ việc, Bộ ngoại giao Indonesia triệu đại sứ Trung Quốc tới và tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ. Jakarta khẳng định các tàu Trung Quốc đã áp sát đảo Natuna trong phạm vi 4km.

Theo giới phân tích, trước đây khi có những sự vụ gây hấn tương tự, phía Indonesia thường giải quyết theo hướng hiền hòa tránh công khai vì mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên những động thái quân sự hóa và bành trướng quá mức trong thời gian gần đây của Bắc Kinh đang khiến cho "quốc gia vạn đảo" không thể lặng im.

Thái độ nhún nhường của Jakarta trong những năm qua đã khiến cho phía Trung Quốc bắt đầu lấn tới và tìm cách thực thi các tuyên bố chủ quyền của họ tại vùng biển của Indonesia. Điều này khiến Jakarta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài đối đầu công khai với Trung Quốc và cho cả thế giới thấy sự phản ứng quyết liệt của mình.

 

Một quan chức Indonesia giấu tên cho biết, Jakarta không muốn phản ứng, nhưng buộc phải làm vậy, bởi hành động của Trung Quốc đặc biệt mang tính khiêu khích, và nằm trong xu hướng ngày càng hành động quyết liệt trên Biển Đông.

Trong khi đó, phía Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin mà phía Jakarta công bố trong cuộc họp báo trước đó khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố vụ việc xảy ra tại “khu vực đánh bắt cá lâu đời của Trung Quốc”. Ngoài ra người đứng đầu công tác đối ngoại của Bắc Kinh còn tuyên bố tàu Trung Quốc “bị tấn công và quấy rối” bởi một tàu Indonesia có vũ trang.

Nên đọc


Dã Quỳ (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo