Quốc tế

Iran bị cô lập tài chính

Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế (Swift), tổ chức chuyên xử lý các giao dịch ngân hàng toàn cầu, tuyên bố sẽ loại các ngân hàng của Iran ra khỏi hệ thống kể từ ngày 17/3 để thực thi các lệnh trừng phạt của EU.

 Động thái trên sẽ cô lập Iran về mặt tài chính bằng cách làm cho nguồn tiền hầu như không thể ra hoặc vào nước này thông qua các kênh ngân hàng chính thức.

Điều đó sẽ ảnh mạnh tới ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới những người Iran hiện đang sống ở nước ngoài và muốn gửi tiền về nhà.

Biện pháp trên diễn ra sau các lệnh trừng phạt của Iran chống lại Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.

Hầu hết các giao dịch ngân hàng đều phải qua SWIFT, có trụ sở tại Brussel (Bỉ), tổ chức đôi khi được gọi là “keo” kết dính hệ thống tài chính với nhau.
 
Theo SWIFT, biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ 16 giờ GMT ngày 17/3.

Một doanh nhân Iran cho biết động thái của Swift giờ đây sẽ khiến việc làm ăn với Iran là không thể.

Morteza Masoumzadeh, thành viên uỷ ban điều hành của Hội đồng kinh doanh Iran tại Dubai và giám đốc hãng vận tải biển Jumbo, cho hay: “Nếu các ngân hàng Iran không thể trao đổi thanh toán với các ngân hàng khắp thế giới, điều này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nhiều quan hệ ngân hàng và nhiều doanh nghiệp”.

Lazaro Campos, giám đốc điều hành của Swift, nói: “Việc cắt kết nối với các ngân hàng là một biện pháp mạnh mẽ và chưa có tiền lệ với Swift. Đó là hệ quả trực tiếp của hành động quốc tế và đa phương nhằm thắt chặt các lệnh trừng phạt tài chính chống lại Iran”.

Quyết định của SWIFT được thông báo cùng thời điểm xuất hiện các thông tin nói rằng các tổ chức đổi tiền lớn tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã ngừng giao dịch đồng rial của Iran trong vài tuần qua, một biện pháp nữa nhằm làm giảm năng lực của Iran trong trao đổi thương mại và thu về các ngoại tệ mạnh.

 Các hoạt động kinh doanh của Iran trước đó đã bị hạn chế bởi luật chống rửa tiền của Mỹ, vốn khiến các ngân hàng khắp thế giới gặp rủi ro khi làm ăn với Iran, trong đó có tài chính thương mại. 

Nền kinh tế Iran phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này.

Trung Quốc và Ấn Độ cho biết họ sẽ vẫn mua dầu của Iran, nhưng cách duy nhất để Iran nhận được thanh toán lúc này là trả bằng vàng.
 
 
Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo