Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam và Lào
Nội dung kế hoạch thực hiện Hiệp định gồm:
1, Thành lập Tổ công tác theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định.
2, Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hạn ngạch thuế quan với thuế suất nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Thông tư hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3, Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Hiệp định và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Lào trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm...
4, Thuận lợi hóa thương mại: Rà soát, đánh giá việc áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục Hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp tại 2 nước; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công tác phối hợp thu thập số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa 2 nước...
5, Xúc tiến thương mại: Tổ chức Hội chợ thương mại Việt - Lào định kỳ hàng năm tại Thủ đô Viêng Chăn theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm kết nối doanh nghiệp 2 nước; nghiên cứu, đề xuất cơ chế nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ xuất khẩu và phân phối hàng Việt Nam tại Lào...
6, Hợp tác chống buôn lậu.
7, Thương mại dịch vụ: Thỏa thuận lộ trình giảm dần hoặc loại bỏ các biện pháp hạn chế hiện có đối với các dịch vụ và các hàng hóa cung cấp dịch vụ, tiến tới tự do hóa hoàn toàn thương mại dịch vụ giữa 2 nước theo các chuẩn mực của WTO.
8, Thương mại điện tử: Tăng cường công bố thông tin, tổ chức hướng dẫn thương mại điện tử ở mỗi nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp, nhằm mục đích hỗ trợ, tạo thuận lợi thúc đẩy quá trình mua bán trao đổi hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo và các ứng dụng trong lĩnh vực trong lĩnh vực thương mại điện tử cho phía Lào.
9, Hỗ trợ trong quá trình hội nhập.
Trước đó, vào ngày 3/3/2015, tại Viêng Chăn Lào, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Công Thương Lào Khemmani Pholsena đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào, thay thế Hiệp định Thương mại giữa hai bên năm 1998.
Hiệp định Thương mại Việt - Lào mới bao gồm 6 chương, 16 điều trong đó cam kết xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng có xuất xứ từ hai nước. Hiệp định này sẽ có hiệu lực chính thức khi hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao giữ các bên xác nhận rằng mỗi bên đã hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới