Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý ngoại thương
Theo đó, năm 2017 và các năm tiếp theo, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt việc thi hành luật; tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật thông qua các chuyên mục, chương trình, tập huấn, biên soạn tài liệu và các hình thức khác theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương.
Nội dung tập trung rà soát, xây dựng gồm: Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hóa thuộc diện cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng hóa thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện; Danh mục hàng hóa thuộc diện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng hóa thuộc diện cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS); Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng 5 Nghị định sau: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Nghị định quy định chi tiết về quản lý, phát triển thương mại biên giới; Nghị định quy định chi tiết các biện pháp phát triển ngoại thương; Nghị định quy định chi tiết các biện pháp phòng vệ thương mại; Nghị định quy định chi tiết về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 5 Nghị định trên trình Chính phủ vào tháng 10/2017.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan đến ngoại thương; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền Thông tư quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết