Tin tức - Sự kiện

Khám phá chiếc hộp giúp trái tim "sống lại"

(DNVN)-Chiếc hộp này do một công ty Mỹ thiết kế có thể khiến trái tim hoạt động bình thường ngoài cơ thể, ngay cả khi nó ngừng đập để chờ cấy ghép.

Thiết bị mang tên Organ Care System do công ty TransMedics ở Massachusetts, Mỹ, thiết kế có thể lưu giữ trái tim của những người vừa qua đời, giúp các bệnh nhân cần ghép tim.

fw
 Thiết bị mang tên Organ Care System do công ty TransMedics ở Massachusetts, Mỹ thiết kế.

Organ Care System hoạt động bằng cách giữ trái tim ấm áp trong khi đưa ra khỏi cơ thể người. Sau đó, trái tim được chuyển vào một chiếc hộp vô trùng, được cung cấp oxy, máu và các chất dinh dưỡng một cách liên tục để giữ hoạt động bình thường.

Thậm chí, với những trái tim đã ngừng đập, khi được chuyển vào chiếc hộp, nó cũng có thể hoạt động trở lại. Những kỹ sư phát triển thiết bị này nói rằng chiếc hộp có thể kéo dài thời gian một trái tim giữ được các chức năng của nó bên ngoài cơ thể và thêm thời gian cho các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim. "Nội tạng con người chưa bao giờ được giữ còn hoạt động bên ngoài cơ thể trước khi thiết bị này trở thành hiện thực" Abbas Ardehali, người đứng đầu chương trình ghép tim và phổi của trường Đại học California, Los Angeles, nói với phóng viên Chanelle Berlin Johnson trên trang Al-Jazeera chia sẻ.

Organ Care System đem đến một giải pháp mới để chuẩn bị trái tim cấy ghép, thường đến từ những bệnh nhân hiến tặng được tuyên bố chết não. Theo MIT Technology Review, trong phần lớn trường hợp, sau khi bệnh viện xác nhận người hiến tặng đã chết, trái tim sẽ được làm mát ngay trong cơ thể. Tiếp đó, các bác sĩ làm trái tim ngừng đập, tách ra và vận chuyển ở nhiệt độ khoảng 4 độ C. Nhiệt độ lạnh làm chậm quá trình trao đổi chất của trái tim, cho phép các bác sĩ có thời gian chuyển nó sang người nhận trước khi các tế bào bắt đầu phân hủy.

Một trái tim đang được hồi sinh chờ cấy ghép.
Một trái tim đang được hồi sinh chờ cấy ghép.

Trái tim chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn khi thiếu nguồn cung cấp máu và oxy để duy trì nhịp đập. Đa số các bác sĩ tránh sử dụng trái tim của người hiến tặng chết vì thiếu máu bởi nó thường bị hư hại quá mức để cấy ghép vào cơ thể khác. Thời gian để cấy ghép tim chỉ trong vòng 5-6 tiếng đồng hồ sau khi người hiến tặng chết với tỷ lệ hai trên 10 trái tim đông lạnh được cấy ghép thành công.

Với thiết bị mới, trái tim có thể hồi sinh và tiếp tục đập một thời gian ngắn sau khi lấy khỏi cơ thể người chết. Ngoài ra, việc giữ cho trái tim còn ấm và đang hoạt động sẽ đem đến cho các bác sĩ nhiều thời gian hơn để cấy ghép, tăng số lượng trái tim dùng được lên 15-30 %.

 

Ở thời điểm hiện tại, nếu bạn cần cấy ghép tim, bạn sẽ phải chờ đợi các gia đình của một bệnh nhân đang sống thực vật (thường là bệnh nhân đã chết não) đồng ý và ký cho phép vì cấy ghép trái tim từ người đã chết được coi là quá mạo hiểm. Việc làm lạnh tim có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấy ghép. Nó giúp hoạt động chuyển hóa của tim giảm đến 90%, cho phép các bác sĩ có đủ thời gian để cấy ghép vào cơ thể một người khác và khiến nó đập trở lại trước khi nó cạn oxy. 

Theo báo cáo của Regalado, mỗi năm, Mỹ dự trữ được khoảng 180 trái tim để cấy ghép sử dụng kỹ thuật này nhưng rõ ràng đó là con số quá nhỏ so với nhu cầu. "Ở Mỹ, có khoảng 2.400 ca ghép tim xảy ra mỗi năm và con số ấy ít thay đổi trong 20 năm". 

Trả lời phỏng vấn với nhà báo Antonio Regalado trên trang MIT Technology Review, Robert Truog, một nhà Đạo đức học Y khoa tại Đại học Harvard, Mỹ nói: "Làm thế nào bạn có thể nói nó là không thể đảo ngược khi các chức năng tuần hoàn được khôi phục trong một cơ thể khác? Chúng ta có xu hướng bỏ qua vì muốn cấy ghép các bộ phận cơ thể". 

Dù đang chờ các nhà làm luật ở Mỹ thông qua, chiếc hộp lưu giữ trái tim này đã được sử dụng thành công trong 15 ca cấy ghép tim tại Anh và Australia.

Ngô Chức (TH)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo