Khám phá nguồn gốc ký hiệu đồng đô la
Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 1800, ký hiệu này mới trở nên phổ biến, khi đô la trở thành đồng tiền chính thức đầu tiên của Mỹ.
Trước đó, biểu tượng này được sử dụng như một từ viết tắt cho tên của đồng tệ Tây Ban Nha, đồng peso, với chữ "p" tương ứng.
Vậy làm thế nào để từ một chữ "p" mà thành ký hiệu đô la, "$"?
Trong các tài liệu tài chính, ký hiệu viết tắt "1 peso" thành "1 p" được dùng khá phổ biến. Thế nhưng, khi biểu thị mệnh giá lớn, như "1000 peso" thì ký hiệu sẽ là "ps".
Khi ký hiệu "ps" phải viết lặp đi lặp lại, chữ "p" gần như dính liền vào "s". Thêm nữa, với lối viết láu, các nét viết "p" gần như chỉ là nét sổ thẳng xuống theo chiều dọc cắt vào chữ "s". Từ đó, ký hiệu '$' ra đời.
Vậy thì làm thế nào từ ký hiệu tượng trưng cho đồng peso lại trở thành ký hiệu cũng để biểu thị đồng đô la Mỹ?
Cùng vào khoảng thời gian năm 1792 khi Mỹ đã đúc tiền xu đô la đầu tiên, đồng peso Tây Ban Nha cũng được lưu hành rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới. Trong phần lớn các lý do, Hoa Kỳ đã chọn đồng tiền Tây Ban Nha làm mẫu thiết kế các đồng tiền đô la Mỹ, về chất liệu, trọng lượng, để có thể "ăn theo" về giá trị (vào thời điểm đó, các đồng tiền được làm bằng bạc và có giá trị chỉ sau giá bạc). Làm như trên cho phép đồng tiền của Mỹ được trao đổi ngang giá với đồng peso theo tỷ lệ 1-1. Theo đó, khá tự nhiên khi người dùng bắt đầu sử dụng cùng một biểu tượng $ để biểu thị đồng đô la Mỹ như đã sử dụng cho đồng peso Tây Ban Nha.
Những thú vị bên lề:
Một điều thú vị cần lưu ý là ký hiệu $ được bắt đầu bởi thực dân Anh-Mỹ, những người đầu tiên hợp nhất "ps" để cuối cùng hình thành ký hiệu đô la $. Vì vậy, để phân biệt với ký hiệu chỉ đồng peso, người Anh-Mỹ đã sáng tạo ra một cách, viết đồng đô la thành "$ 10" thay vì "10 $" như người Tây Ban Nha-Mỹ thường dùng.
Bạn cũng sẽ thường xuyên nghe nói rằng ký hiệu đô la thực sự hình thành bằng cách chồng "U" lên "S", bắt đầu từ tên viết tắt của Hoa Kỳ, nhưng điều này được Cajori chứng minh là sai trong cuốn sách viết năm 1929, "Lịch sử của Toán học kí hiệu” (Tập 2). Trong đó, ông tham khảo một số tài liệu cổ xưa có các biểu tượng "$" cho thấy biểu tượng này không chỉ nhằm chỉ đồng peso mà còn xuất hiện trước khi đồng đô la Mỹ ra đời.
Tuy nhiên, một lý thuyết không chính xác khá phổ biến là các ký hiệu đô la được bắt nguồn từ đồng “piece of 8” trong hệ thống tiền tệ Tây Ban Nha, với ký hiệu "S" hình thành từ số 8 với các dấu gạch chéo để biểu thị ý nghĩa tiền tệ. Nhưng một lần nữa, các ghi chép buôn bán cổ cho thấy, biểu tượng này rõ ràng có nguồn gốc từ việc dùng thay thế cho ký hiệu "ps", vốn biểu thị cho đồng peso thay vì từ tiền xu “piece of 8”.
Tên 'đô la' bắt nguồn từ chữ "Thaler” vốn là chữ viết tắt của "Joachimsthaler", một loại đồng xu đến từ thành phố Joachimsthal (Jáchymov Các) ở Bohemia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao