Khám phá siêu tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
Mỹ đang cử tàu sân bay hạt nhân USS George Washington thực hiện cuộc tuần tra qua biển Đông nhằm phô diễn sức mạnh tại vùng biển đã nhanh chóng trở thành trọng điểm ganh đua về chiến lược của Washington với Bắc Kinh.
Ngôi sao của Hạm đội 7 Mỹ USS George Washington còn đón đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đến thăm, khi con tàu qua vùng biển quốc tế gần Việt Nam lần thứ ba trong ba năm.
Mỗi vị khách thăm tàu đều được cấp một chứng chỉ ghi rõ ngày lên tàu, vị trí của tàu khi đó. USS George Washington đã thăm Malaysia trước khi đi qua vùng biển gần Việt Nam. Dự kiến hàng không mẫu hạm này sẽ đến thăm Philippines từ ngày 24 -10.
Hiện một tàu sân bay khác của Mỹ là USS John Stennis cũng hiện diện tại tây Thái Bình dương, tạo nên sự chú ý trong bối cảnh khu vực đang tồn tại các tranh chấp chủ quyền về biển đảo. Từ năm ngoái, Mỹ đã công bố và thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình dương.
Siêu tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
Hãng tin AP nhận định động thái trên có thể khơi dậy sự tức giận ở Trung Quốc (TQ), vốn đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam và một số nước khác về chủ quyền đối với các quần đảo trong khu vực.
Hành động trên của phía Mỹ nhiều khả năng nhằm một lần nữa bảo đảm sự ủng hộ của Washington đối với các nước nhỏ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ đang muốn hợp tác về kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực. Tháng 8 năm nay, Mỹ cũng đã từng lên tiếng chỉ trích việc TQ nâng cấp bộ máy hành chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và thiết lập đơn vị đồn trú quân đội mới ở biển Đông.
Hiện có hơn 5.500 người đang làm việc trên tàu, sức chứa tối đa của hàng không mẫu hạm này là 6.250 người
Thực ra, hải quân Mỹ vẫn thường xuyên thực hiện tuần tra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đây là chuyến đi thứ hai của tàu sân bay George Washington ngoài khơi Việt Nam trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, theo hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tàu sân bay thứ hai của nước này là John C. Stennis hiện đang thực hiện nhiệm vụ ở Tây Thái Bình Dương.
“TQ sẽ xem đây là một cách thể hiện khác của Mỹ về sự mong muốn duy trì ưu thế trong khu vực. Mỹ cũng muốn gửi một thông điệp đến các nước trong khu vực rằng Washington hiện có mặt ở đây và mong muốn ủng hộ luật pháp quốc tế” - ông Denny Roy, một giới chức cao cấp tại Trung tâm Đông - Tây ở Hawaii, khẳng định.
Một thành phố độc lập hoạt động trên Thái Bình Dương
Hầu hết các nhà phân tích quân sự đều thừa nhận rất ít khả năng xảy ra đối đầu quân sự ở biển Đông. Tuy nhiên, họ nhất trí cho rằng căng thẳng nhiều khả năng sẽ còn gia tăng hơn nữa khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường khẳng định chủ quyền và xây dựng lực lượng hải quân của mình.
Về phần mình, Trung Quốc ngạo ngược khẳng định chủ quyền gần như tất cả biển Đông, khu vực Mỹ tuyên bố có quyền lợi trong việc bảo đảm tự do hàng hải. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tranh chấp hết sức quyết liệt với Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ở biển Hoa Đông. Thậm chí ngày 19-10, Trung Quốc đã tổ chức tập trận gần quần đảo này.
Hồng Lĩnh (Theo Người Lao Động)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam