Khẩn trương bàn giải pháp, đối phó dịch cúm gia cầm A/H7N9
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) chia sẻ cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm virus cúm A/H7N9 (tính từ cuối tháng 3/2013 đến nay đã có tổng số 1.179 người bị nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó có 418 ca tử vong).
Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/2/2017 về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.
Nhằm tham mưu đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ virus cúm xâm nhiễm vào Việt Nam, ngày 20/2, Cục Thú y đã mời đại diện của FAO tại Việt Nam (bao gồm ngài Pawin Padungtod, Điều phối viên cao cấp về các bệnh truyền lây qua biên giới và bệnh mới nổi và ngài Ken Inui, Chuyên gia phòng thí nghiệm về bệnh cúm) và đại điện của Văn phòng Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ - CDC tại Việt Nam đến họp tại Cục Thú y để bàn và đề xuất xây dựng các giải pháp kỹ thuật, báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin.
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã thành lập 5 đoàn đi kiểm tra các tỉnh biên giới phía Bắc gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các tỉnh, TP ở sâu bên trong như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh là những nơi có nguy cơ tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc.
Theo tin từ Cục Thú y, đến ngày 24/2, ngoài 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh chưa qua 21 ngày gồm Bạc Liêu, Nam Định, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Ngãi, trên địa bàn cả nước không ghi nhận thêm ổ dịch nào cũng như gia cầm mắc mới.
Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y đề nghị, đối với các tỉnh biên giới phía Bắc cần tăng cường kiểm tra các đầu nậu, đường dây buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, các điểm giết mổ gia cầm trái phép ở biên giới, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc tập kết, vận chuyển buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc. Ông Thành cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện đầy đủ quy trình phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, báo KTĐT đưa tin.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quan thông tấn như truyền hình, phát thanh, báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, thực hiện các chương trình truyền thông về nguy cơ của virus cúm A/H7N9. Phối hợp với các địa phương tuyên truyền để nhân dân giám sát phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, các sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng vào trong nước tiêu thụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên