Khập khễnh thang lương và bảng lương
Mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng hệ thống thang bảng lương vẫn còn nhiều bất hợp lý
Cách hiểu về lương tối thiểu và cách thiết kế hệ thống thang, bảng lương lấy lương tối thiểu làm căn cứ để tính hệ số cho người lao động vẫn được áp dụng từ khu vực nhà nước tới khu vực doanh nghiệp đang khiến lương tối thiểu trở thành một trong những tác nhân của việc thu nhập không đáp ứng được mức sống.
Đánh giá về hệ thống tiền lương của Việt Nam, các chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) từng cho rằng, nặng tính bình quân chủ nghĩa, phản ánh chưa đúng quan hệ lao động, tiền lương và làm giảm hiệu quả làm việc.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động đã bày tỏ quan điểm như vậy khi nói về những bất cập trong hệ thống lương hiện này.
Theo ông Cường, để thay đổi hệ thống này cần một cuộc cải cách mạnh mẽ. Đánh giá về hệ thống tiền lương của Việt Nam, các chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế ILO cho rằng, nặng tính bình quân chủ nghĩa, phản ánh chưa đúng quan hệ lao động, tiền lương và làm giảm hiệu quả làm việc.
Những hệ lụy của thang lương, bảng lương là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp nhà nước. Ngay cả khi doanh nghiệp đã tự khắc phục bằng hệ số lương “mềm” hay lương “kinh doanh” thì về cơ bản thang lương xây dựng vẫn dẫn đến chuyện tiền lương bị cào bằng giữa lao động quản lý và nhân viên, giữa công việc phức tạp và giản đơn.
Sự bất cập trong hệ thống thang, bảng lương được ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng nó không gắn được việc trả lương với vị trí công việc. Theo ông Thăng, việc trả theo nguyên tắc: có bằng đại học sẽ hưởng lương chuyên viên, định kỳ 2-3 năm tăng lương một lần. Theo đó, người làm ít vẫn nhận lương cơ bản như người làm nhiều, người nhiều tuổi nhận lương cao hơn ít tuổi.
Ngoài ra, 21 ngành được hưởng ở 16 loại phụ cấp ưu đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn, khiến ngân sách dành cho lương tối thiểu ngày càng bị mỏng đi.
“Hiện nay mức độ đảm bảo từ ngân sách Nhà nước cho trả lương và các khoản có tính chất lương là khá cao và liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2011, lương, phụ cấp ước chiếm 51% chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, đạt gần 9,6% GDP. Trong khi năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP”, ông Thăng nói.
Đồng tình với điều này, TS. Nguyễn Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, cho biết, đang có hai hệ thống tiền lương tối thiểu song song tồn tại: hệ thống chính sách tiền lương tối thiểu một mức duy nhất áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách và hệ thống tiền lương tối thiểu phân biệt theo vùng áp dụng cho khu vực sản xuất kinh doanh.
“Đây là điểm khác biệt căn bản so với nhiều nước trên thế giới. Hiện phương thức chi trả tiền lương vẫn theo kiểu cắt chỗ này bồi sang chỗ khác mà không có ưu tiên, lộ trình. Nguyên nhân bởi đang lẫn lộn, bùng nhùng giữa các khoản lương trợ cấp”, TS. Mơ nói.
Thừa nhận hệ thống thang, bảng lương nhà nước không đảm bảo khuyến khích người lao động và càng ngày càng xa rời thực tế, giá trị mức tiền lương rất thấp, không phù hợp với cơ chế thị trường, ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương tiền công (Bộ Lao động Thương binh - Xã hội) chia sẻ: “Sinh viên ra trường vào đâu cũng nhận lương với chỉ số 2,34. Đây là cách tính lương từ những năm 60 của thế kỷ trước. Lương doanh nghiệp cũng bất cập, nói căn cứ để xây dựng thang, bảng lương là năng suất lao động, chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nhưng điện, xăng dầu do Nhà nước định giá. Nhà nước định giá nhưng cứ ép doanh nghiệp năm sau lợi nhuận phải cao hơn năm trước”.
Báo cáo mới đây của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội cũng chỉ rõ quy định hệ thống thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp nhà nước không những không còn ý nghĩa thực tế (chỉ làm căn cứ đóng hưởng chế độ bảo hiểm), mà còn tạo sự không bình đẳng với doanh nghiệp khác theo kinh tế thị trường. Quy định lương của những người đại diện cho chủ sở hữu ở doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại hưởng lương chung cùng với doanh nghiệp.
Theo đó, thang bảng lương theo chức danh nghề, nhóm nghề còn chung chung, chưa đầy đủ, thiết kế chủ yếu theo thâm niên (có ngành phù hợp, có ngành không phù hợp), khoảng cách giữa các bậc lương thấp, chưa trở thành thước đo giá trị lao động để phân phối mà chủ yếu để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, chưa khuyến khích thỏa đáng lao động có kỹ thuật cao, lao động quản lý giỏi.
Mức lương theo thang bảng lương khác với mức thu nhập thực tế (hầu hết chiếm khoảng 50%, một số trường hợp chiếm 20% - 30% thu nhập thực tế) dẫn đến mỗi doanh nghiệp tồn tại 2 sổ lương: sổ lương để thực hiện bảo hiểm xã hội và sổ lương để trả lương, gây lộn xộn, khó quản lý.
Trên thực tế, Chính phủ cho phép các công ty nhà nước tùy theo năng suất lao động và lợi nhuận, được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm để tính đơn giá tiền lương. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu không hạn chế mức tối đa tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao tiền lương cho người lao động.
Trước năm 2003, tiền lương của doanh nghiệp nhà nước thấp hơn FDI, từ năm 2003 trở đi bằng và cao hơn nhiều so với FDI. Sắp tới mức lương tối thiểu sẽ do Hội đồng lương tối thiểu đề xuất, đây là một thiết chế quan trọng trong vấn đề cải cách chính sách tiền lương hiện nay.
Theo VCCI
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt
Cột tin quảng cáo