Khi câu hỏi là cơ hội tự đánh bóng mình
Vấn đề này không chỉ duy nhất có ở Davos mà nó lan tỏa đến nhiều nơi. Nếu cuộc hội tụ các khối óc lỗi lạc và những người có tiềm năng gây thay đổi không tránh được lối huênh hoang đó, thì chúng ta đã và đang mất những cơ hội gì để thúc ép mọi người đưa ra những câu hỏi đúng đắn? Chúng ta có đang để mất cơ hội hoàn hảo để tạo ra thay đổi và để tranh luận thực sự những chủ đề quan trọng?
Việc đó diễn ra như thế nào
Tại tất cả các phiên họp cho tới nay mà tôi tham dự ở Davos trong năm 2015 thì ở phần cuối về hỏi đáp là phần bị thiếu ăn nhập nhất. Phần lớn những người nêu câu hỏi hình như không phải họ có thắc mắc. Ngay cả nếu họ có thắc mắc thì mục đích chính là để thông báo sự hiện diện của họ và để chủ tọa hoặc những chủ tọa phiên thảo luận tán thưởng rằng vấn đề họ nói là có chất lượng và quan trọng như những vấn đề của các chuyên gia thuyết trình.
Diễn biến cụ thể như sau:
Sau khi được phép, người hỏi đứng dậy, nêu tên mình, chức danh và tổ chức mình làm việc. “Tôi là thế này thế kia, CEO của Công ty Quan trọng tên X gì đó.”
Đã tới lúc đưa ra câu hỏi chưa? Không nhanh thế đâu. Sau đó người hỏi sa đà vào giới thiệu cơ quan hoặc công ty làm gì, nêu bật những thành tựu. “Công ty chúng tôi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về widget nhỏ xíu, có 10.000 nhân viên trên 50 nước, và chúng tôi vừa sáng chế ra widget hiện đại nhất từ trước tới nay.”
Đã đến lúc đặt câu hỏi chưa? Chưa đâu. Một khi lý lịch công ty đã hoàn tất thì lúc này mới tới lý lịch cá nhân. Đúng vậy, thế là đến sự mô tả chi tiết về công việc quá khứ của người hỏi. “Trước khi là CEO của Công ty Quan trọng X thì tôi là nhà phân tích hàng đầu trong lĩnh vực, tôi đã viết 5 cuốn sách, kể cả một cuốn về cuộc cách mạng của widget nhỏ xíu, và lúc khởi đầu thì tôi chỉ là một giáo viên bình thường.
Bây giờ gần tới câu hỏi rồi đây. Nhưng chỉ với một điều, nó thường không phải là câu hỏi, nó là lời tuyên bố. “Tôi hiểu rõ vấn đề chúng ta thảo luận … và mặc dù ban chủ tọa cuộc thảo luận nói tương lai của việc chế tạo widget là tự động hóa và như vậy đó là một khó khăn đối với đồng lương và lao động xét một cách tổng quát, tôi nghĩ ban chủ tọa đã không đi vào điểm chính của vấn đề chút nào.”
Đây có phải một câu hỏi? Hỏi có thể xem là như vậy không? Phần lớn là nếu người hỏi nêu ra câu hỏi nào đó thì đó là nỗ lực để chủ tọa thảo luận hoặc người phát biểu đồng ý với suy nghĩ hoặc quan điểm của người hỏi. “Các ông có đồng ý rằng ..” hoặc “Các ông có nghĩ rằng nói như thế này là đúng …” Toàn bộ vấn đề hóa ra là sự cố gắng để thể hiện cá nhân mình và là việc đưa ra ý kiến gây ảnh hưởng, chẳng thực sự là việc đặt một câu hỏi chút nào.
'Bắt chước'
Chiến thuật này không chỉ có riêng ở diễn đàn tại Davos; tất cả chúng ta đã thấy người ta dùng nó ở các hội nghị khác, nhưng ở diễn đàn này nó quá là quen thuộc, gần như có cảm tưởng là mối người đều đang làm theo một khuông mẫu bắt buộc về hỏi-đáp.
Liệu cái kiểu trình bày câu hỏi này có phải là một dấu ấn của những người mà sau đó họ được thăng chức lên CEO, thành viên hội đồng quản trị, và chính trị gia, hoặc có phải nó là cái gì đó giống bệnh truyền nhiễm, ai đó đã làm như thế trong cuộc họp ban đầu trong khóa họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới và sau đó người ta bắt chước và thực hiện cho cả cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới?
Thêm một điểm nữa: Bạn có thể nghĩ cách làm như vậy sẽ gây khó chịu cho các thành viên tham gia diễn đàn. Và đôi khi đúng là như vậy. Nhưng, cũng có lúc thực tế nó lại rất hiệu quả, ít nhất cũng gây chú ý đến người nêu câu hỏi. Tại sao tôi lại biết điều này? Sau một lần dự phiên hỏi đáp mà tôi tham dự, tôi vội đến hỏi một người đã nói điều hay nhất trong hội nghị. Đó không phải là người trong ban chủ tọa diễn đàn. Đó là người nêu câu hỏi.
Tuy nhiên, sự vắng bóng cách hỏi đúng đắn làm tôi quan ngại, và khi nói chuyện với mọi người vào lúc nghỉ giải lao giữa các phiên thảo luận tôi mới biết họ cũng nghĩ như vậy. Mỗi năm một lần, chúng ta tụ họp một số nhà tư tưởng và những nhân vật hàng đầu về chính trị, kinh tế, kinh doanh, xã hội và kể văn hoá. Đó là cơ hội thực sự để tranh luận triệt để về một số chủ đề quan trọng.
Hãy đừng để phí cơ hội thực sự tạo ra sự thay đổi thông qua việc tham gia tích cực với những câu hỏi thực sự, những câu hỏi có thể hỗ trợ làm sáng tỏ các giải pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức