Khó thi hành án 1.200 tỉ đồng vụ Vinashin
TNO - "Đây là vụ án lớn, phức tạp với giá trị phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng, trong đó có gần 1,9 tỉ đồng là thi hành án chủ động (án phí, tiền phạt) và 1.100 tỉ đồng là thi hành án theo yêu cầu. Ngay sau khi bản án có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã chủ động họp với các bộ ban ngành liên quan để tìm mọi cách giải quyết, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã thành lập các tổ theo dõi, đôn đốc nắm tình hình nhưng đến nay gần như không thi hành được bao nhiêu”, ông Thành nói.
Mấu chốt việc chưa thi hành án được ở Vinashin, theo ông Hoàng Sỹ Thành là do trong quá trình truy tố xét xử, tòa án các cấp đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự để thi hành án. Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, sau khi bản án có hiệu lực, bên được thi hành án phải có đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành. Trong vụ Vinashin, dù Bộ GTVT đã có chỉ đạo nhưng các doanh nghiệp thụ hưởng số tiền thu được từ các bị cáo, chủ yếu là công ty con của Vinashin đều không có đơn đề nghị thi hành án, trừ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu.
Đáng chú ý, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết khối lượng tài sản của các đương sự đang nằm rải rác tại các địa phương như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội. Cục Thi hành án dân sự Hải Phòng đã ủy thác toàn bộ phần thi hành án chủ động cho các chi cục thi hành án dân sự ở địa phương. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án dân sự qua kiểm tra xác minh 9 đương sự thì hầu như không còn tài sản, hoặc có nhưng đã bị thế chấp ngân hàng.
Trả lời báo chí về việc không thể thi hành án có phải do nguyên nhân từ TAND, ông Hoàng Sỹ Thành cho rằng cơ quan thi hành án chỉ thực thi bản án và xin miễn bình luận về các thông tin liên quan.
Theo bản án phúc thẩm của TAND tối cao hồi tháng 8 năm ngoái, ông Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Vinashin), Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) cùng liên đới bồi thường cho Vinashin số tiền hơn 991 tỉ đồng. Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh), ông Đỗ Đình Côn (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) liên đới bồi thường Công ty công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỉ đồng. Ông Phạm Thanh Bình và ông Tô Nghiêm - nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân - liên đới bồi thường cho công ty này trên 33,6 tỉ đồng...
Vụ bà cụ tự thiêu trước tòa không liên quan đến thi hành án Tại cuộc họp báo hôm qua, ông Hoàng Sỹ Thành cũng cho biết, qua kiểm tra về vụ bà Nguyễn Thị Bương mang theo xăng đến trụ sở TAND H.Đông Hòa, tỉnh Phú Yên tự thiêu và tử vong tại chỗ cho thấy không liên quan đến thi hành án dân sự. Đồng thời, Công an tỉnh Phú Yên cũng đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự về vụ việc này. Mặc dù vậy, ông Thành cũng cho hay, qua kiểm tra cho thấy bà Bương có đến 3 vụ việc phải thi hành án dân sự chứ không phải một vụ. “Hiện nay, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự H.Đông Hòa và báo cáo trước ngày 12.8”, ông Thành cho biết. |
Thái Sơn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024