4 loại vaccine COVID-19 “made in Việt Nam” đang chạy đua về đích
Mạng 6G mạnh hơn bao nhiêu so với 5G? / Các nhà khoa học cảnh báo biến thể “Ngày Tận thế” nguy hiểm hơn Delta đang ở phía trước
Theo Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”, Vệt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, làm chủ được công nghệ 25 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 15 loại vaccine; đến năm 2030 sẽ làm chủ được công nghệ 30 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 20 loại vaccine.
4 loại vaccine nổi bật sau đang được Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm và có nhiều kết quả khả quan, có thể sớm được cấp phép, sản xuất và đưa vào sử dụng.
Vaccine Nano Covax của Nanogen.
Vaccine phòng COVID-19 Nano Covax được Công ty Nanogen phát triển từ tháng 5/2020. Vaccine này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020 và giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021.
Nanocovax là vaccine COVID-19 do Công ty Cổ phần Sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển, với một liệu trình hai liều tiêm. Vaccine hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba trên 13.000 người với liều lượng 25 mcg và so sánh với giả dược. Trong đó, giai đoạn này chia làm hai giai đoạn nhỏ, gồm 3a với 1.000 người, tiêm theo tỷ lệ 6 vaccine 1 giả dược; 3b với 12.000 người, tỷ lệ 2 vaccine 1 giả dược. Dự kiến, trước ngày 15/8 sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a.
Vaccine Nano Covax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam hiện đã thử nghiệm đến giai đoạn ba. Qua 2 giai đoạn đầu, kết quả thử nghiệm cho thấy, 100% tình nguyện viên đều sinh miễn dịch tốt. Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 99%.
Vaccine Nano Covax thuộc nhóm vaccine công nghệ protein. Vaccine này chứa protein S của SARS-CoV-2. Protein này được thu hoạch sau khi gắn đoạn DNA mã hóa protein S của SARS-CoV-2 vào bộ gene của các tế bào động vật CHO (tế bào buồng trứng chuột hamster)...; rồi nuôi cấy để chúng tổng hợp "giúp".
Sau đó, protein S được tinh chế và đóng ống cùng tá dược nhôm thành các liều vaccine tiêm bắp. Sau khi tiêm vào cơ thể, các tế bào miễn dịch nhận biết kháng nguyên S và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu, chỉ đạo việc cấp phép và sử dụng vaccine Nanocovax theo hướng giảm bớt quy trình, thủ tục hành chính, nhưng phải đảm bảo chặt chẽ theo quy định và thẩm quyền.
Vaccine Covivac của IVAC
Vaccine Covivac của IVAC.
Vaccine Covivac là vaccine thứ hai ở Việt Nam được Bộ Y tế cho phép tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người (sau vaccine Nano Covax của công ty Nanogen).Vaccine Covivac của IVAC (Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế) bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 từ ngày 15/3/2021 trên 120 tình nguyện viên. Nghiên cứu do Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện. Covivac được đánh giá vaccine an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch, đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn 2.
Vì vậy, ngày 10/8 vừa qua, giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng đã triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình với số lượng 375 tình nguyện viên, tiêm 2 nhóm liều 3mcg và 6 mcg và 1 nhóm tiêm giả dược. Nếu giai đoạn 2 diễn ra suôn sẻ, đến cuối tháng 9 nhóm nghiên cứu sẽ thu được mẫu máu của các tình nguyện viên ở thời điểm ngày thứ 42 sau mũi đầu tiên để đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu giá kháng thể trung hòa của vaccine.
Vaccine này được IVAC bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ tháng 5/2020. Đây là dự án hợp tác với các trường Đại học của Mỹ (Mount Sinai, New York; Texas, Austin) và tổ chức PATH. Ba đơn vị sản xuất (gồm IVAC- Việt Nam, GPO- Thái Lan, Butantan- Brazil) cùng nghiên cứu phát triển dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH, là một nhánh nằm trong liên minh sáng tạo và phát triển vaccine COVID-19 (CEPI).
Covivac sử dụng công nghệ vector virus, tương tự như vaccine AstraZeneca nhưng sử dụng giá thể khác nhau. Trong đó Covivac sử dụng vector NewCastle trên phôi trứng gà theo dây chuyền sản xuất vaccine cúm mùa còn AstraZeneca sử dụng vector adenovirus tinh tinh tái tổ hợp.
Vaccine COVIVAC là dạng dung dịch chứa Protein S tái tổ hợp của virus SARS-CoV-2 biểu hiện trên bề mặt virus New-cát-xơn, bất hoạt, không có chất bảo quản, nhiệt độ bảo quản từ 2 độ C đến 8 độ C.
VABIOTECH sản xuất thử nghiệm vaccine Sputnik V tại Việt Nam
Vaccine Sputnik V.
VABIOTECH là Công ty TNHH Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1, một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập từ năm 2000, tiền thân là Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 trực thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE).Vừa qua, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Liên Bang Nga (RDIF) và Công ty VABIOTECH đã chính thức công bố sản xuất thử nghiệm vaccineSputnik V tại Việt Nam. VaccineSputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng quốc gia sau khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và các kết quả kiểm định chất lượng tại Viện Gamalaya (Liên bang Nga) đạt yêu cầu.
Đến nay, Sputnik V đã được đăng ký tại 68 quốc gia trên toàn cầu với tổng dân số hơn 3,7 tỷ người. Theo dữ liệu do các cơ quan quản lý của một số quốc gia thu được trong quá trình tiêm chủng cho người dân, bao gồm Mexico, Argentina, Serbia, Bahrain, Hungary, UAE và những nước khác đã chứng minh rằng Sputnik V là một trong những loại vaccinean toàn và hiệu quả chống lại COVID-19. Tại Việt Nam, VaccineSputnik V cũng đã được Bộ Y tế chính thức cấp phép vào ngày 23/3/2021.
Một số ưu điểm chính của vaccine Sputnik V:
Hiệu quả của vaccine Sputnik V là 97,6% dựa trên phân tích dữ liệu về tỷ lệ nhiễm coronavirus ở những người ở Nga được tiêm chủng với cả hai thành phần của Sputnik V từ ngày 5/12/2020 đến ngày 31/3/2021.
Vaccine Sputnik V được sản xuất dựa trên nền tảng đã được chứng minh và nghiên cứu kỹ lưỡng về các vec-tơ virus adenoviral ở người (virus gây cảm lạnh thông thường, tồn tại từ hàng ngàn năm trước). Sputnik V sử dụng hai vec-tơ khác nhau cho hai mũi trong một đợt tiêm chủng, cung cấp khả năng miễn dịch trong thời gian dài hơn so với vaccinesử dụng cùng cơ chế phân phối cho cả hai mũi tiêm.
Tính an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ trong dài hạn của vaccineadenoviral đã được chứng minh bởi hơn 250 nghiên cứu lâm sàng trong hơn hai thập kỷ, ngoài ra không có dị ứng nghiêm trọng do Sputnik V gây ra.
Nhiệt độ bảo quản của Sputnik V ở 2 – 8 độ C, có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường mà không cần đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh.
Vingroup sẽ sản xuất vaccine mRNA phòng COVID-19
Dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.
Mới đây, VinBioCare, công ty thành viên của Vingroup, tuyên bố sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154. Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…Theo thông tin được VinGroup đưa ra,VinBioCare đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.
Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA – một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Theo thoả thuận Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và VinBioCare sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus).
Đồng thời, Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.
VinBioCare cũng được Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vaccine phòng COVID-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vaccine trong tương lai để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam.
Nhà máy sản xuất vaccine của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm. Hiện nay VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9/2021 ngay khi nhận máy sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.
VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA – mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều vaccinethấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn. Công nghệ vaccine mRNA thích hợp để đáp ứng nhanh với các biến thể nCoV nhờ đặc tính hóa học, vật lý của mRNA vẫn giữ nguyên, ngay cả với những thay đổi trình tự nhỏ cần thiết để phù hợp với các đột biến của virus. Nhờ vậy, việc phát triển vaccine mRNA cho hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV nhanh chóng và đơn giản, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma…
Đặc biệt, VBC-COV19-154 có dạng đông khô, vận chuyển thuận tiện ở nhiệt độ từ 2 – 8oC, mang đến ưu thế vượt trội về khả năng phổ cập và tối ưu chi phí.
Hiện, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của VBC-COV19-154 tại Singapore và Mỹ cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 90%, đạt yêu cầu về độ an toàn và khả năng dung nạp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian
Đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo để phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao