Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam sẽ sản xuất được tối thiểu 20 loại vaccine
Ấn Độ sẽ cấp 1 triệu liều thuốc điều trị COVID-19 cho Việt Nam trong 30 ngày tới / Trước và sau ngày 15/8: Những điều cần biết về vaccine phòng COVID-19 Nanocovax của Việt Nam
Theo đó, Chương trình gồm 3 mục tiêu, trong đó chú trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để sản xuất vaccine có chất lượng cao phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác, từng bước đưa vaccine của Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.
Cụ thể, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để sản xuất vaccine sử dụng cho người; nâng cao trình độ, năng lực, khả năng sẵn sàng đối phó với dịch bệnh mới phát sinh của các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Đồng thời, phấn đấu bảo đảm 100% vaccine trong nước đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác; từng bước đưa vaccine Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.
Đến năm 2025, làm chủ được công nghệ 25 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 15 loại vaccine; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ 30 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 20 loại vaccine.
Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam sẽ sản xuất được tối thiểu 20 loại vaccine.
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, trước tiên cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép sử dụng và sản xuất vaccine trong nước; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất vaccine. Trong đó, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine; Nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu sản xuất vaccine và giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu, tăng cường trao đổi thông tin với chuyên gia, tổ chức KH-CN ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề KH-CN trong nước; hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu sản xuất vaccine; Ưu tiên đầu tư mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ; thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm vaccine.
Theo kế hoạch này, Chương trình sẽ hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường vaccine. Ngoài ra, Chương trình cũng hỗ trợ nâng cao tiềm lực nghiên cứu sản xuất vaccine.
Đặc biệt, thực hiện cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển, sử dụng sản phẩm vaccine sản xuất trong nước. Theo dự thảo Chương trình, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine được hưởng chính sách ưu đãi như sản phẩm quốc gia. Sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và công nghệ được khuyến khích chuyển giao. Đối với vaccine phòng chống đại dịch được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí dành cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, mua bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí cho người tình nguyện. Các vaccine đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia từ năm 2020 tiếp tục xem xét hỗ trợ trong Chương trình này.
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình; Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất vaccine có phương án huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, bảo đảm tính khả thi tuân thủ quy định pháp luật.
Bộ KH-CN chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình, định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Tổ chức sơ kết Chương trình vào năm 2025 và tổng kết Chương trình vào năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo