Bí ẩn những điều khủng khiếp tại vùng đất chôn xác hàng trăm tàu vũ trụ
Chi tiết 2 xe máy điện VinFast hợp tác với M-TP Entertainment / VinFast tiếp tục ưu đãi cực lớn cho khách hàng mua xe Fadil
Theo VOV dẫn nguồn của Russia Beyond, Point Nemo (tạm dịch theo tiếng Latinh là "không có người") ở phía nam Thái Bình Dương, nằm giữa Nam Mỹ và New Zealand. Nơi đây cách khu vực có người ở trên Trái Đất xa nhất, nằm ngoài vị trí định vị của tàu thuyền và là địa điểm lý tưởng để chôn vùi những con tàu vũ trụ, hay các trạm vũ trụ đã hoặc đang chuẩn bị ngừng hoạt động. Đó là lý do tại sao Point Nemo được NASA gọi là “Nghĩa địa tàu vũ trụ”.
Nghĩa địa Point Nemo trải rộng trên diện tích 17 triệu km2, có tọa độ chính xác 48 độ 52,6 phút vĩ độ nam và 123 độ 23,6 phút kinh độ tây, chứa xác của các con tàu vũ trụ nằm rải rác đến hàng trăm km.
Có một nghịch lý là các trạm vũ trụ ở bên ngoài không gian lại gần nghĩa địa này hơn là nơi con người sinh sống. Chẳng hạn như Trạm không gian quốc tế (ISS) trên quỹ đạo cách Point Nemo 400km, trong khi Đảo Phục Sinh, được coi là nơi có người ở gần nhất với khu vực này lại cách xa hơn 2.600km.
Chiếc tàu vũ trụ đầu tiên được “chôn” tại khu nghĩa địa Point Nemo vào năm 1971. Từ đó đến nay, Point Nemo đã trở thành nơi “an nghỉ” của hơn 260 tàu vũ trụ.
Trong tương lai, hầu hết tàu vũ trụ sẽ được thiết kế để dễ dàng bị phá hủy khi quay trở lại Trái Đất. Các cơ quan vũ trụ sẽ sử dụng nguyên liệu tan chảy ở nhiệt độ thấp hơn, đảm bảo chúng sẽ bị đốt cháy khi tái nhập khí quyển và không có khả năng va chạm với mặt đất.
Cả NASA và ESA hiện nghiên cứu chuyển từ titanium sang nhôm làm nguyên liệu chế tạo các thùng chứa năng lượng cho tàu vũ trụ và tên lửa đẩy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk