Các doanh nghiệp công nghệ khi làm truyền thông phải dựa vào trải nghiệm của người dùng
Khởi động Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 / Tổng giám đốc Busadco Hoàng Đức Thảo: Thách thức lớn nhất hiện nay là đưa sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng thực tiễn
Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp công nghệ. Tuy nhiên, việc phát triển các doanh nghiệp này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Với tính chất là doanh nghiệp với các sản phẩm đặc thù, một trong những khó khăn của doanh nghiệp công nghệ chính là công tác truyền thông sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, các doanh nghiệp công nghệ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thông sản phẩm của mình vì đa số đều là các sản phẩm công nghệ phức tạp, rất khó để cho người dùng hiểu được trong một thời gian ngắn, đặc biệt là các công nghệ tiên phong.
Chia sẻ về vấn đề trên, tại tọa đàm “Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong” được tổ chức vào ngày 5/10, ông Thiều Phương Nam – Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Lào, Campuchia cho biết, Qualcomm nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ nói chung hiện nay công tác truyền thông các sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Lấy ví dụ về công nghệ 5G đang được triển khai trên thế giới, ông Nam cho biết việc làm sao để có thể giải thích được công nghệ 5G cho mọi người hiểu thực sự là một bài toán rất khó. Hiện nay, cách làm của Qualcomm là truyền thông tập trung vào những lợi ích mà công nghệ của mình mạng lại cho người dùng. Tuy nhiên, việc định nghĩa một cái mới hoàn toàn cho người nghe là điều không hề dễ dàng.
Còn theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê cho rằng, đã gọi là công nghệ tiên phong thì khi giới thiệu ra công chúng phần lớn mọi người sẽ không có khái niệm gì về công nghệ đó. Điều khó của các công ty công nghệ khi làm truyền thông là đa số họ đều chọn bài toán ôm đồm giới thiệu toàn bộ tính năng của sản phẩm đó tới công chúng và hay dùng những ngôn từ và các sản phẩm truyền thông gây khó hiểu với mọi người.
Từ đó, ông Vinh cũng cho rằng, việc truyền thông phải dựa vào trải nghiệm người dùng. Phải xác định được công nghệ tiên phong hướng tới cuộc sống con người như thế nào. Năng lực hiểu biết của mọi người ra sao. Phải biết được chúng ta đang nói chuyện với những ai để tạo ra những trải nghiệm dễ hiểu, gần gũi với đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến.
Theo ông Lê Quốc Vinh, các doanh nghiệp công nghệ khi làm truyền thông phải dựa vào trải nghiệm của người dùng.
Lấy ví dụ về một số dự án truyền thông cho các doanh nghiệp công nghệ, ông Vinh cho biết: Khi nói về công nghệ 5.0 thì chỉ cần cho mọi người thấy được công nghệ đó áp dụng vào điều khiển từ xa con robot nó nhanh như thế nào thì mọi người sẽ hiểu. Hay khi nói về IoT (internet of things), phần lớn mọi người đều nghĩ đây là một giải pháp mơ hồ. Tuy nhiên, với những video cho người dùng nhìn thấy trải nghiệm khi sử dụng IoT trong cuộc sống thường ngày đặc biệt như thế nào thì công chúng sẽ hiểu được công nghệ đó.
Bài toàn ở đây là người làm truyền thông phải tìm ra được những giải pháp tương hỗ, từ là người giới thiệu thông tin sẽ dẫn dắt họ qua nhu cầu của từng cá nhân như vậy người dùng sẽ dễ hình dung và dễ hiểu hơn.
Cũng theo ông Vinh, vai trò của truyền thông không đơn giản chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn là kiến tạo thị trường, môi trường để các starup có sức động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động.
Còn theo ông Phạm Anh Chiến - Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số Đài truyền hình Việt Nam (VTV Digital), hiện nay các doanh nghiệp công nghệ khi làm truyền thông thì các thông điệp truyền thông của họ còn mang tính chất dàn trải, bao nhiêu tính năng kể ra hết. Như vậy sẽ làm cho việc truyền thông không có hiệu quả. Doanh nghiệp nên tập trung chỉ ra sự khác việt và nổi bật của sản phẩm mình sẽ hiệu quả hơn.
Việc lựa chọn đối tượng nào? Tính năng gì? Giới thiệu với ai là rất quan trọng cần nghĩ tới đầu tiên trước khi các doanh nghiệp công nghệ muốn đem sản phẩm của mình ra thị trường, ông Chiến nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chiến, vai trò của của truyền thông không chỉ là giới thiệu quảng bá mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sáng tạo, giải quyết các bài toán xã hội.
Cũng tại sự kiện, bà Lê Mai Anh - Giám Đốc quốc gia Global PR Hub cho rằng, bản thân người làm truyền thông cũng cần phải thay đổi, cần phải học, nghiên cứu có chiều sâu về các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh đó, vai trò của truyền thông không chỉ là quảng bá sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp khai phá thị trường mới, có mục tiêu rộng hơn, tìm đến đại dương xanh và thị trường mục tiêu mới có hành lang pháp lý dễ thở hơn để phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò