Cơ hội và thách thức trong phát triển công nghệ tài chính tại TP Hồ Chí Minh
Các nhà khoa học cho biết du hành vũ trụ giữa các thiên hà trong phim Star Wars có thể trở thành hiện thực vào thế kỷ tới / Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế cho hoạt động R&D

Theo Nghị quyết 57-NQ/TW, Fintech là lĩnh vực có tiềm năng mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống tài chính hiện đại. Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8% vào năm 2025, với 2% ngân sách nhà nước dành cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó Fintech là trọng tâm.
Vào năm 2024, thị trường Fintech tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị 16,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,2% trong giai đoạn từ 2025 đến 2033. Ngoài ra, giá trị giao dịch trong lĩnh vực Fintech cũng được dự báo sẽ tăng từ 16,62 tỷ USD vào năm 2024 lên 41,76 tỷ USD vào năm 2029.
Tuy nhiên, sự phát triển của Fintech tại Việt Nam không thiếu thách thức. Các rào cản như khung pháp lý chưa hoàn thiện, niềm tin người tiêu dùng thấp, hạ tầng dữ liệu phân mảnh và nguồn lực tài chính, nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết.
Những rào cản này đã được thảo luận tại hội thảo “Từ rào cản đến cơ hội – Giải mã thách thức trong chuyển đổi công nghệ tài chính”, do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)TP Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP Hồ Chí Minh (Sihub) tổ chức. Hội thảo là một phần trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Ông Lê Thanh Minh, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Hồ Chí Minhđã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một hành lang pháp lý linh hoạt để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời luôn xác định khoa học công nghệ là trụ cột trong chiến lược phát triểnvà nhiều dự án Fintech sáng tạo đã được ươm tạo trong thời gian qua.
Một điểm nhấn tại hội thảo là chương trình “Kinh tế số 2025”, với gói hỗ trợ lên đến 400 triệu đồng từ Nghị quyết 20 của HĐND TP Hồ Chí Minh dành cho các dự án Fintech sáng tạo. Đây là một trong 7 chương trình khởi nghiệp mà Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh triển khai trong năm nay.
Bà Đặng Thị Luận, quyền Giám đốc Sihubchia sẻ rằng, Sihub sẽ tiếp tục là cầu nối hỗ trợ các startup Fintech, kết nối với chuyên gia, tổ chức và các startup đã thành công.

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Ví MoMocho biết, Fintech không chỉ là công nghệ mà còn là công cụ mở ra cánh cửa tài chính cho những người chưa được tiếp cận. Ông Diệp khẳng định, Fintech cần bắt đầu từ việc hiểu nhu cầu khách hàng và từ đó thiết kế các sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các dự án đầu tư vào Fintech có thể được hỗ trợ vay vốn 100% lãi suất, với mức vay tối đa 200 tỷ đồng/dự án và thời gian hỗ trợ lên đến 7 năm.

Ông Nguyễn Khắc Huy, đại diện Sở Tài chính TP Hồ Chí Minhcho biết, đã có ba dự án được thông qua vớitổng mức đầu tư lên đến 423 tỷ đồng. Chính sách này là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển bền vững của TP Hồ Chí Minh.
Hội thảo không chỉ chia sẻ các chính sách mà còn giới thiệu các mô hình thực tiễn trong Fintech như ví điện tử, AI trong chấm điểm tín dụng và giải pháp quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là cơ hội để các bên phân tích thực trạng và tìm giải pháp thúc đẩy hệ sinh thái Fintech phát triển.
Với các chính sách hỗ trợ, hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện và sự đồng hành của các tổ chức, TP Hồ Chí Minh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo