Gặp khó mảng di động, Sony quay lại dự án robot từ năm 1999
Samsung ra mắt smartphone chạy Android Go đầu tiên / Oppo ra mắt smartphone 3 camera sau, cảm biến vân tay trong màn hình, Super VOOC
Chó robot Aibo - dự án được Sony bắt đầu từ 1999.
Được biết, Aibo lần đầu tiên được phát hành vào năm 1999, và bị ngừng hoạt động vào năm 2006. Lần này, khi được tái khởi động, chó robot Aibo sẽ được thiết kế lại toàn bộ và mang đến nhiều nâng cấp. Tuy nhiên mức giá do Sony đưa ra là khá cao, lên tới 2.899 USD (tương đương gần 68 tỷ đồng).
Với mức giá này, Aibo sẽ không thể xuất hiện một cách rộng rãi tại các gia đình như Amazon Echo hay Google Home. Thay vào đó, chỉ có những người thực sự có điều kiện và muốn trải nghiệm công nghệ mới có thể sở hữu chú chó robot độc đáo này.
Robot Aibo được ví như làn gió mới trong các ngành thị trường có phần "bết bát" của Sony, và đây chính là nỗ lực của nhà sản xuất tới từ Nhật Bản trong việc bắt nhịp xu thế chung của thế giới, là cuộc cách mạng về AI và robot.
Được biết, Aibo tích hợp nhiều cảm biến mới nhất trong làng công nghệ, cho phép nó phát ra tiếng sủa, nhận ra chủ nhân (thông qua AI nhận dạng khuôn mặt), lập bản đồ camera để ghi nhớ bố cục của căn nhà.
Điểm độc đáo là robot Aibo cũng sẽ hiểu được khẩu lệnh và mỗi Aibo lại có một tính cách khác nhau, vì theo Sony, "cách tiếp cận của mỗi chủ sở hữu lại phát triển một tính cách mới cho AI".
Aibo sẽ được trưng bày tại Sony Square, thành phố New York từ ngày 24/8 đến 14/10. Robot dự kiến sẽ có mặt trên thị trường từ đầu tháng 9. Tuy nhiên do số lượng mở bán còn hạn chế nên những ai muốn sở hữu chú chó này đều phải đặt hàng từ trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Microsoft thúc đẩy người dùng Windows 10 mua máy tính mới
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Bước tiến quan trọng thúc đẩy kết nối công nghệ Úc với doanh nghiệp Đà Nẵng
Chuỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường niên SaaS Day 2024
OpenAI chuẩn bị ra mắt trình duyệt mới, thách thức vị thế thống trị của Google