Giá test nhanh COVID-19 ở Đức bao nhiêu?
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine Sputnik V đầu tiên / Ứng dụng công nghệ trong y tế - “Mỏ vàng” của các startup công nghệ Việt
Test nhanh tại 1 siêu thị ở Đức bán 1,15 EURO/cái vào cuối tháng 9/2021. Ảnh: Lê Đức Dũng.
Ông Lê Đức Dũng cho biết, đây là những thông tin đăng trên nhiều trang tiếng Đức được ông tổng hợp lại.
Theo đó, hiện trên thế giới cũng như tại Đức có 2 loại test phổ biến để phát hiện nhanh virus Corona là PCR-Test (dựa trên RNA của virus) và Test nhanh (dựa trên Protein của virus). Trong bài viết này, ông Dũng chỉ đề cập đến loại thứ 2 - test nhanh.
Những loại test nhanh nào được bán tại Đức?
Ở Đức có 2 loại test nhanh được phép bán, đó là: Những loại đã có chứng chỉ CE, và đáp ửng đủ chất lượng theo quy định, đã được cấp phép.
Thứ hai, những loại chưa có CE (phải đang trong quá trình xin phép) nhưng đáp ứng đủ chất lượng theo quy định và được cơ quan y tế Đức cấp giấy phép tạm thời (3 tháng và có thể gia hạn)
CE là gì và khi nào thì được cấp giấy phép tạm thời?
CE là viết tắt của cụm từ “Conformité Européenne” (phù hợp với châu Âu), nghĩa là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các quy định của châu Âu. Rất nhiều sản phẩm không phải là thực phẩm như máy móc, dụng cụ y tế, đo lường… khi bán vào châu Âu bắt buộc phải có CE. Các sản phẩm có CE nghĩa là đáp ứng tối thiểu quy định của châu Âu về an toàn, an toàn sức khoẻ, và bảo vệ môi trường. CE không phải là dấu về chất lượng.
Trong năm 2021 do đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Đức đã thực hiện cấp phép tạm thời cho những loại test nhanh đáp ứng đủ chất lượng nhưng chưa kịp xin CE. Giấy phép tạm thời là 3 tháng và có thể gia hạn. Chất lượng quy định cho tất cả các loại test nhanh (có và chưa có CE): Độ nhạy cảm (phát hiện tối thiểu 80% dương tính) và độ đặc hiệu (biểu hiện được 97 % các ca âm tính khi so với kết quả thử PCR). Các sản phẩm đủ tiêu chuẩn trên và đã đệ đơn xin CE thì được cấp phép tạm thời..
Theo quy định của cơ quan y tế Đức thì không có sự khác nhau về chất lượng (độ nhạy và độ đặc hiệu) giữa 2 sản phẩm có và không có CE.
Như vậy về cơ bản, CE chỉ là giấy chứng nhận được đáp ứng đủ an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định châu Âu khi bán trong châu Âu. Sản phẩm bán ngoài châu Âu không nhất thiết phải có CE vì quy định về an toàn và môi trường khác nhau.
Hai loại test trên được sử dụng như thế nào?
Bác sĩ, các trung tâm test, đơn vị test chuyên nghiệp chỉ được dùng các test có CE. Còn cá nhân, người dân tự test có thể dùng cả 2, có CE và không có CE
Giá cả có khác nhau giữa hai sản phẩm có CE và không có CE?
Vấn đề này thì không có thông tin chính thức, nhưng Tiến sĩ Lê Đức Dũng đã làm khảo sát trên Internet và cho thấy:
Giữa các sản phẩm/thương hiệu/nhà phân phối khác nhau tất nhiên là có giá cả khác nhau, và nằm trong khoảng 1-4 EURO/1 test. Giá đã bao gồm 19% tiền thuế.
Xu hướng: Các sản phẩm đã được cấp phép tạm thời và chưa có CE thường rẻ hơn các sản phẩm đã có CE, nếu so cùng một hãng cũng thế. Tuy nhiên cũng không có sự chênh lệch quá lớn, đắt hơn tới mức từ 1,5 -2 lần.
Ví dụ, một sản phẩm của hãng MP có giá bán là 1,15 EURO chỉ có CE một phần, cùng sản phẩm Thermo Fischer bán giá 1,75 EURO và có CE. Mức chênh về giá không lớn.
Giá cả mỗi lần test nhà nước phải trả bao nhiêu?
Các giá sau là đã bao gồm giá vật liệu, tiền dịch vụ, từ A-Z cộng vào. Từ trước đến nay Đức làm test miễn phí cho người dân, hoặc là do nhà nước trả hoặc là do bao hiểm sức khoẻ phải trả.
- Mỗi PCR-Test được thanh toán 43,56 EURO
- Mỗi Test nhanh được thanh toán 11,5 EURO
(1 EURO tương đương khoảng 27.000 VNĐ)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò